Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước được quy định tại Điều 5 Thông tư 25/2013/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, các Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:
1. Xét, thẩm định tập thể hồ sơ các ứng viên trong danh sách đề nghị của các HĐCDGS (Hội đồng chức danh giáo sư) ngành để công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
2. Xét huỷ bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của ứng viên đã được công nhận nhưng bị phát hiện là không đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS ban hành kèm theo Quyết định 174/2008/QĐ-TTg và quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 1 Quyết định 20/2012/QĐ-TTg.
3. Tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động của các HĐCDGS ngành và HĐCDGS cơ sở; quy định thống nhất các mẫu hồ sơ trình HĐCDGS nhà nước.
4. Tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS và công việc của HĐCDGS theo quy định của pháp luật.
5. Nhiệm kỳ hoạt động của HĐCDGS nhà nước là 5 năm.
Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 25/2013/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật