Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc chấp thuận những thay đổi của tổ chức tài chính vi mô
Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc chấp thuận những thay đổi của tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Điều 14 Thông tư 10/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi của tổ chức tài chính vi mô do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (có hiệu lực ngày 01/06/2018), theo đó:
1. Đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thẩm định trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định các nội dung thay đổi của tổ chức tài chính vi mô quy định tại Thông tư này.
2. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản lấy ý kiến:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đề nghị được chuyển đến về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô trong trường hợp địa điểm mới nằm ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đang đặt trụ sở chính.
b) Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính về việc mua bán, chuyển nhượng Phần vốn góp của chủ sở hữu.
3. Lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô;
b) Thay đổi thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô;
c) Mua bán, chuyển nhượng Phần vốn góp của chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô.
4. Thông báo về các văn bản chấp thuận, Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép về những thay đổi của tổ chức tài chính vi mô cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính.
Trên đây là tư vấn về trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc chấp thuận những thay đổi của tổ chức tài chính vi mô. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Thông tư 10/2018/TT-NHNN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật