Trách nhiệm của nhà đầu tư dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm
Trách nhiệm của nhà đầu tư dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm được quy định tại Khoản 4 Điều 23 Thông tư 69/2015/TT-BGTVT quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:
- Phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương để thực hiện việc giám sát cộng đồng; tuyên truyền, thông báo kế hoạch triển khai trước khi thi công dự án theo quy định;
- Gửi kế hoạch bảo vệ môi trường đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện dự án và niêm yết công khai trên công trường trước khi thi công và trong suốt thời gian thi công dự án;
- Tổ chức thi công, nghiệm thu, bàn giao các hạng mục và toàn bộ công trình theo hồ sơ dự án được phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật;
- Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện đảm bảo an toàn đường thủy nội địa trong quá trình thi công; thực hiện chế độ thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Định kỳ (hàng tháng, hàng quý) báo cáo tình hình và kết quả thực hiện dự án với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của nhà đầu tư dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tìm hiểu rõ thêm tại Thông tư 69/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật