Xúc tiến thương mại trong phát triển ngành nghề nông thôn được quy định như thế nào?
Xúc tiến thương mại trong phát triển ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 9 Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2018, nội dung này được quy định cụ thể như sau:
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
2. Nhà nước tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại liên quan hỗ trợ cơ sở ngành nghề nông thôn:
a) Xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu;
b) Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam.
3. Cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại khoản 2 Điều này được ngân sách nhà nước hỗ trợ:
a) Chi hỗ trợ thuê tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở ngành nghề nông thôn các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/cơ sở.
b) Chi 100% chi phí: Thuê mặt bằng trình diễn sản phẩm; tổ chức hội thi; ăn nghỉ, đi lại đối với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, các chương trình, kế hoạch khuyến công, khuyến nông hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.
Trên đây là nội dung tư vấn về Xúc tiến thương mại trong phát triển ngành nghề nông thôn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật