Phòng vệ tàu bị dừng trong khu gian đóng đường không tự động

Phòng vệ tàu bị dừng trong khu gian đóng đường không tự động được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thanh Hiền, tôi sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Phòng vệ tàu bị dừng trong khu gian đóng đường không tự động được quy định như thế nào? Có văn bản nào quy định về vấn đề này không? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (090774***)

Phòng vệ tàu bị dừng trong khu gian đóng đường không tự động được quy định tại Điều 41 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2011/BGTVT về tín hiệu đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Sau khi tàu bị dừng trong khu gian quá 10 phút phải tiến hành phòng vệ như sau:

1. Khi đã biết phía tàu cứu viện đến phải tiến hành phòng vệ ở phía đó bằng pháo hiệu và tín hiệu tay như hình 76;

2. Khi chưa biết phía tàu cứu viện đến phải tiến hành phòng vệ ở hai phía như hình 77;

3. Những tàu sau đây bị dừng trong khu gian phải tiến hành phòng vệ ngay phía sau tàu bị ngừng như hình 78;

- Tàu đã chạy sau khi thông tin bị gián đoạn mà phía sau nó có tàu chạy cùng chiều;

- Tàu bị đuối sức.

4. Khi tàu bị dừng trong khu gian đã được kéo một phần về ga, phần còn lại trong khu gian phải phòng vệ hai phía: phía có đầu máy sẽ ra kéo phần còn lại phòng vệ 300 m, phía kia phòng vệ theo quy định 800 m như hình 79;

5. Nếu tàu dừng trước cột tín hiệu mà khoảng cách từ đầu máy đến cột tín hiệu không đủ để đặt pháo hiệu phòng vệ phía trước (khi cần thiết) thì chỉ đặt tín hiệu phòng vệ sau phía sau, cách toa cuối tàu 800 m.

Trên đây là nội dung quy định về phòng vệ tàu bị dừng trong khu gian đóng đường không tự động. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại QCVN 06:2011/BGTVT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào