Tín hiệu trên phương tiện đường thuỷ nội địa đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương tiện bị mắc cạn trên luồng
Tín hiệu trên phương tiện đường thuỷ nội đị đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương tiện bị mắc cạn trên luồng được quy định tại Điều 57 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, cụ thể như sau:
- Đối với phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương tiện bị mắc cạn trên luồng mà một bên luồng còn lưu thông được:
+ Ban đêm, ở vị trí cao nhất trên cột đèn thắp một đèn đỏ, một đèn xanh, đèn đỏ cao hơn đèn xanh 1 mét; phía luồng còn lưu thông được thắp một đèn trắng đặt cao hơn mặt nước 2 mét;
+ Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo một dấu hiệu gồm hai hình vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
- Đối với phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương tiện bị mắc cạn chặn hết luồng:
+ Ban đêm, ở vị trí cao nhất trên cột đèn thắp hai đèn đỏ cách nhau 1 mét;
+ Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo hai dấu hiệu, mỗi dấu hiệu gồm hai hình vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế;
- Tại khu vực luồng giao nhau, luồng cong gấp mà tầm nhìn bị hạn chế thì ngoài tín hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trên phương tiện còn phải có người cảnh giới và phát âm hiệu theo quy định tại khoản 8 Điều 47 của Luật này.
Trên đây là nội dung câu trả lời về tín hiệu trên phương tiện đường thuỷ nội đị đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương tiện bị mắc cạn trên luồng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật