Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là gì?

Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là gì? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Đức Duy, hiện tôi đang sinh sống và học tập tại Đồng Phú, Bình Phước. Trong quá trình học tập tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm có nguyên tắc là gì? Vấn đề này được quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định tại Điều 4 Nghị quyết 85/2014/QH13 Về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn của Quốc hội ban hành với nội dung như sau: 

- Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

- Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

- Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.

Trên đây là nội dung trả lời về Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị quyết 85/2014/QH13.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào