Mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là gì?

Mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là gì? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Phương Hằng, hiện tôi đang sinh sống và học tập tại Bình Dương. Tôi có tìm hiểu về các quy định liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm có mục đích là gì? Tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định tại Điều 3 Nghị quyết 85/2014/QH13 Về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn của Quốc hội ban hành với nội dung như sau:

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ.

Trên đây là nội dung trả lời về Mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Đển hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị quyết 85/2014/QH13.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào