Khu học tập của trường trung cấp chuyên nghiệp được bố trí như thế nào?
Khu học tập của trường trung cấp chuyên nghiệp được bố trí theo quy định tại Tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4602:2012 về Trường trung cấp chuyên nghiệp - Tiêu chuẩn thiết kế như sau:
5.1.1. Khu học tập trong trường trung cấp chuyên nghiệp bao gồm: phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng máy tính, thư viện, phòng truyền thống, nhà luyện tập đa năng.
CHÚ THÍCH: Nội dung phân định diện tích tham khảo phụ lục A của tiêu chuẩn này.
5.1.2. Các nhà học được thiết kế phải tuân theo quy hoạch đã được duyệt và có thể được phép xây cao tầng để tăng diện tích cây xanh.
5.1.3. Chiều cao phòng trong các tầng nhà của trường phải phù hợp với chức năng sử dụng, các yêu cầu về bố trí các thiết bị kỹ thuật, thiết bị sử dụng trong nhà và được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Chiều cao các phòng học
Loại phòng |
Chiều cao phòng m |
1. Các phòng học dưới 75 chỗ, phòng vẽ kỹ thuật, phòng thiết kế, các phòng làm việc v.v… |
3,6 |
2. Phòng học trên 75 chỗ, phòng thí nghiệm có các thiết bị cỡ lớn, kho sách 2 tầng, xưởng trường v.v… |
Từ 4,2 trở lên |
CHÚ THÍCH: Chiều cao phòng tính từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên. |
5.1.4. Hệ thống phòng học, giảng đường có đủ chỗ ngồi cho người học, đáp ứng các yêu cầu về diện tích, ánh sáng, âm thanh; có phòng thí nghiệm, phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu đào tạo.
5.1.5. Phòng học, phòng thí nghiệm, giảng đường phải được bố trí ở các tầng trên mặt đất (nếu có yêu cầu đặt thiết bị ở dưới đất thì mới bố trí ở tầng hầm).
5.1.6. Cho phép thiết kế các nhà cầu nối liền các nhà học riêng biệt với nhau.
5.1.7. Chiều cao từ mặt sàn đến mép dưới cửa sổ tường bao quanh các phòng học không thấp hơn 1, 10 m; phòng làm việc, thí nghiệm và các phòng phục vụ học tập khác không thấp hơn 0,80 m.
5.1.8. Những phòng thí nghiệm có yêu cầu đặc biệt về môi trường học tập cần bố trí các thiết bị như tủ hút khử hơi độc, tủ quần áo trang bị đặc biệt, hệ thống thoát hơi, thoát nước, buồng tắm …
5.1.9. Phòng chuẩn bị cạnh giảng đường và phòng học cần thiết kế ít nhất 2 cửa đi: một cửa thông với giảng đường và một cửa mở ra hành lang.
5.1.10. Chỉ tiêu tính toán diện tích tối thiểu cho các loại phòng học – giảng đường được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 – Chỉ tiêu tính toán diện tích tối thiểu giảng đường, phòng học
Loại giảng đường – phòng học |
Chỉ tiêu diện tích tối thiểu m2/chỗ |
1. Giảng đường từ 200 đến 300 chỗ |
1,10 |
2. Giảng đường 150 chỗ |
1,20 |
3. Giảng đường 100 chỗ |
1,30 |
4. Phòng học từ 30 chỗ đến 45 chỗ |
1,50 |
5. Phòng học từ 25 chỗ đến 30 chỗ |
2,20 |
6. Phòng học từ 15 chỗ đến 25 chỗ với các thiết bị dạy và kiểm tra |
3,00 |
7. Giảng đường nghệ thuật, sân khấu từ 200 chỗ đến 300 chỗ |
1,80 |
8. Phòng thí nghiệm |
2,50 |
9. Phòng học tin học, kỹ thuật tính toán lớp máy tính |
6,0 |
CHÚ THÍCH: Đối với các trường có tính đặc thù cho phép điều chỉnh các trị số cho Bảng trên nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
5.1.11. Các giảng đường từ 100 chỗ trở lên phải thiết kế sàn có độ dốc để bảo đảm tầm nhìn của sinh viên ngồi hàng ghế sau. Yêu cầu nâng độ cao tia nhìn tại mỗi hàng ghế tối thiểu là 12 cm hoặc độ dốc của sàn giảng đường tối đa là 12%. Các hàng ghế trong phòng học, giảng đường, hội trường phải được liên kết cố định vào sàn nhà.
5.1.12. Chỉ tiêu diện tích tối thiểu cho các phòng học chuyên môn được quy định trong Bảng 4.
Bảng 4 – Chỉ tiêu tính toán diện tích tối thiểu phòng học chuyên môn
Loại phòng |
Chỉ tiêu diện tích |
1. Phòng học có đặt các thiết bị, m2/chỗ |
2,2 |
2. Các phòng vẽ kỹ thuật, phòng làm bài tập, đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp, m2/chỗ: |
|
- Trong các trường chuyên ngành như kiến trúc, mỹ thuật âm nhạc, sân khấu và diễn tập |
6,0 |
- Trong các trường khác |
3,6 |
3. Phòng lưu trữ phục vụ phòng thiết kế bài tập đồ án môn học và thiết kế tốt nghiệp, m2/phòng: |
|
- Trong các trường kiến trúc, nghệ thuật |
36,0 |
- Trong các trường khác |
18,0 |
4. Phòng thiết kế sản xuất mô hình phục vụ phòng vẽ kỹ thuật và phòng thiết kế tốt nghiệp, m2/phòng: |
|
- Trong các trường kỹ thuật |
36,0 |
- Trong các trường kiến trúc, xây dựng, mỹ thuật |
72,0 |
CHÚ THÍCH: Đối với các trường có tính đặc thù cho phép điều chỉnh các trị số cho trong Bảng trên theo nhiệm vụ thiết kế nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
5.1.13. Các phòng làm đồ án tốt nghiệp phải tính toán để có thể phục vụ cùng một lúc 50% tổng số người học tốt nghiệp. Mỗi phòng được thiết kế cho từ 12 người học đến 45 người học sử dụng cùng một lúc.
5.1.14. Diện tích các phòng chuẩn bị của giảng đường quy định trong Bảng 5.
Bảng 5 – Diện tích các phòng chuẩn bị
Loại phòng |
Diện tích m² |
1. Phòng chuẩn bị cho giảng đường từ 200 đến 300 chỗ |
48 |
2. Phòng chuẩn bị cho các giảng đường từ 100 đến 150 chỗ |
36 |
3. Phòng chuẩn bị cho các phòng học chuyên môn, các phòng thí nghiệm và các phòng vẽ kỹ thuật |
18 |
5.1.15. Khoảng cách giữa các lưng tựa của ghế trong giảng đường, lớp học phụ thuộc vào số chỗ trong mỗi hàng ghế và số lối thoát người, quy định trong Bảng 6.
Bảng 6 - Khoảng cách giữa các lưng tựa của ghế
Số chỗ ngồi cho hàng ghế có lối thoát |
Khoảng cách nhỏ nhất giữa các lưng tựa ghế m |
||
Một phía |
Hai phía |
Mặt ghế lật |
Mặt ghế cố định |
6 |
12 |
0,85 |
0,9 |
12 |
24 |
0,90 |
0,9 |
5.1.16. Trong các giảng đường không được phép thiết kế các lối vào và các bậc lên xuống cản trở đến hướng nhìn tới bảng.
5.1.17. Kích thước ghế tựa có bàn viết (tính cho một chỗ ngồi) cần bảo đảm chiều rộng 0,55 m, chiều cao chỗ ngồi 0,40 m, chiều cao của mặt bàn viết tới sàn 0,70 m (nếu bàn dốc thì tính từ nơi thấp nhất của mặt bàn). Kích thước cho mỗi chỗ ở giảng đường và phòng học cần bảo đảm chiều rộng 0,50 m; chiều dài 0,60 m; chiều cao 0,70 m. Mỗi bàn học chỉ nên bố trí 2 chỗ ngồi.
5.1.18. Khoảng cách giữa các thiết bị trong giảng đường, phòng học và khoảng cách tầm nhìn được quy định trong Hình 1 và Bảng 7.
5.1.19. Bục giảng phải cao hơn so với mặt sàn 0,35 m (nếu không có bàn thao tác đặt trước bảng). Chiều rộng của bục giảng lớn hơn hoặc bằng 1,2 m. Mặt sàn từ bảng đến hàng ghế thứ 2 không được làm dốc.
5.1.20. Tất cả các cửa của các phòng học, giảng đường đều phải mở ra phía hành lang.
5.1.21. Chỉ tiêu tính toán diện tích của phòng học chuyên ngành đặc biệt với các phương tiện dạy học bằng máy tính được quy định trong Bảng 8.
Hình 1 – Khoảng cách giữa các thiết bị trong giảng đường, phòng học và khoảng cách tầm nhìn
Bảng 7 – Mức cho phép giữa các thiết bị trong giảng đường, phòng học và khoảng cách tầm nhìn
Kí hiệu |
Khoảng cách giữa các thiết bị |
Mức |
A |
Khoảng cách từ bàn thao tác đến bảng, m |
1,00 |
B |
Khoảng cách từ bàn thao tác đến bàn hoặc hàng ghế đầu, m: - Dưới 100 chỗ - Trên 100 chỗ |
1,10 2,50 |
C |
Khoảng cách từ tia nhìn nhỏ nhất của người ngồi phía sau phải vượt tia nhìn của người ngồi trước, m: |
|
|
- Đối với tia nhìn hướng tới mép dưới bảng (trong các phòng học không có bàn thao tác) |
0,05 |
|
- Đối với tia nhìn hướng tới mép dưới màn ảnh |
0,05 |
D |
Khoảng cách từ màn ảnh tới lưng tựa của hàng ghế đầu, m |
3,0 |
E |
Khoảng cách từ sàn I tới mép dưới bảng đen, m |
0,90 |
G |
Khoảng cách từ mặt sàn bậc trên cùng (kiểu sàn bậc thang) tới mép dưới của kết cấu trên, m |
≥ 2,50 |
H |
Khoảng cách từ sàn đến mép màn ảnh, m |
1,80 |
K |
Khoảng cách từ bảng đến hàng ghế cuối, m - Trên 75 chỗ - Dưới 75 chỗ |
Không lớn hơn 20 Không lớn hơn 10 |
L |
Chiều rộng của bảng đối với phòng, m - Dưới 100 chỗ - Trên 100 chỗ |
≥ 4,0 ≥ 5,0 |
M |
Khoảng cách từ mép trên của bảng đến sàn, m |
≤ 2,5 |
N |
Chiều cao tính toán của người ngồi lấy từ sàn đến tầm mắt, m |
1,10 |
P |
Khoảng cách giữa các dãy bàn khi phòng học không quá 45 chỗ, m |
≥ 0,60 |
P1 |
Khoảng cách từ dãy bàn ngoài cùng tới mép tường hoặc tủ, m |
≥ 0,50 |
Q |
Khoảng cách từ bàn cuối cùng đến tường sau hoặc tủ, m |
≥ 0,90 |
T |
Khoảng cách giữa các dãy bàn trong cùng kể cả chỗ ghế ngồi, m |
≥ 0,70 |
V |
Chiều rộng phòng học, m |
≥ 7,2 |
a |
Góc đứng tạo bởi tia nhìn của người ngồi hàng ghế đầu tới mép trên màn ảnh, độ |
≥ 45 |
j |
Góc nghiêng của tia quang học máy chiếu tới chính giữa màn ảnh, độ: |
|
|
- Đối với mặt phẳng nằm ngang + Đối với mặt phẳng thẳng đứng: - Hướng lên trên - Hướng xuống dưới |
≤ 6
≤ 3 ≤ 10 |
b |
Góc ngang hợp bởi tia nhìn tới mép thẳng đứng xa nhất của bảng ngang tầm mắt của người học ở hàng ghế đầu cho ngoài và trong cùng |
≥ 300 |
Bảng 8 – Diện tích các phòng học chuyên ngành
Loại phòng |
Diện tích |
1. Phòng học chuyên ngành đặc biệt với các phương tiện kỹ thuật giảng dạy theo chương trình, m2/chỗ |
|
- Lớp có thiết bị phục vụ giảng dạy và kiểm tra |
2,2 |
- Lớp có thiết bị phục vụ giảng dạy và kiểm tra với hệ thống thông tin kiểm tra |
3,0 |
2. Phòng kỹ thuật máy tính: |
|
- Diện tích đặt máy vi tính, m2/ máy |
3,0 |
- Diện tích đặt các máy khác (phụ thuộc vào từng loại máy, thí dụ: máy in, máy vẽ, máy quét Scaner, máy chiếu Sline, …), m2/máy |
từ 6 đến 7,4 |
- Buồng lập chương trình, m2/máy |
2,2 |
- Phòng phụ đạo kỹ thuật, m2/phòng |
36 |
- Phòng phục vụ cho các phòng kỹ thuật máy tính, m2/phòng |
18 |
3. Phòng học ngoại ngữ |
|
- Phòng ghi âm, m2/phòng |
3,0 |
- Buồng ngữ âm (kiểu ca bin học ngoại ngữ), m2/ca bin |
1,8 |
- Phòng chuẩn bị, m2/phòng |
18 |
- Phòng đặt các thiết bị cho máy ghi âm, m2/phòng |
36 |
5.1.22. Khu thực hành, bao gồm các cơ sở phục vụ đào tạo bên trong và bên ngoài nhà trường, được quy hoạch riêng biệt; được xây dựng kiên cố, có đủ các điều kiện về điện, nước, ánh sáng; có diện tích phù hợp với quy mô đào tạo theo quy định; định kỳ được cải thiện, đầu tư mới.
5.1.23. Phòng (xưởng) thực hành phải được thiết kế theo quy định của các ngành học có liên quan và được áp dụng theo tiêu chuẩn trường dạy nghề.
CHÚ THÍCH:
1) Các xưởng phải thiết kế phù hợp với yêu cầu dây chuyền công nghệ của thiết bị và có thể sử dụng linh hoạt.
2) Các xưởng có thiết bị lớn phải có cửa ra vào riêng. Chiều rộng cửa phải lớn hơn kích thước thiết bị. Không bố trí xưởng gần phòng học, giảng đường.
5.1.24. Thành phần, diện tích các xưởng trường, phòng thí nghiệm, khoảng cách giữa thiết bị với tường, cột phải tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành có liên quan. Trong trường hợp đặt thiết bị trên bàn thì lối đi trong các phòng thí nghiệm được quy định theo các kích thước tối thiểu sau đây:
- Khoảng cách giữa các dãy bàn là 0,7 m;
- Khoảng cách giữa bàn và tường là 0,5 m;
- Khoảng cách giữa bàn trên và bàn dưới khi làm việc một hàng là 0,8 m; khi làm việc hai hàng là 1,6 m.
5.1.25. Thư viện của trường phải có đủ tài liệu, sách báo, tạp chí để học tập và tham khảo theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học.
5.1.26. Thư viện của trường được thiết kế cho 50% số lượng người học tính toán và 50% số lượng cán bộ giáo viên giảng dạy và cán bộ khoa học.
CHÚ THÍCH: Có thể nghiên cứu thiết kế thư viện sử dụng chung cho một cụm trường.
5.1.27. Số lượng sách của thư viện được tính toán như sau:
- Trong các trường y khoa, dược khoa, văn hóa, nghệ thuật, sư phạm, tính 80 đầu sách cho một người học;
- Trong các trường kỹ thuật, kinh tế, nông nghiệp tính 50 đầu sách cho một người học;
- Số lượng sách ít sử dụng và sách lưu trữ được bảo quản không được chiếm quá 20% tổng số sách của thư viện.
5.1.28. Số chỗ trong các phòng đọc của thư viện lấy theo số phần trăm của tổng số người đọc như sau:
- Đối với các trường sư phạm, y khoa, dược khoa và nghệ thuật là 15%;
- Đối với các trường kỹ thuật, kinh tế, nông nghiệp là 12%;
- Đối với các trường văn hóa là 20%.
5.1.29. Trong thư viện nếu có phòng diễn giảng thì nên ghép phòng diễn giảng với khu giảng đường từ 75 chỗ đến 100 chỗ.
5.1.30. Thư viện phải có các lối vào riêng và phải liên hệ với nội bộ các nhóm phòng phục vụ của thư viện. Không cho phép thiết kế các lối đi xuyên qua thư viện để tới các phòng khác của trường.
5.1.31. Diện tích các phòng trong thư viện và yêu cầu về khoảng cách giữa các thiết bị được quy định trong phụ lục B và phụ lục C của tiêu chuẩn này.
5.1.32. Hội trường phải thiết kế và trang bị công nghệ trang âm, ánh sáng, thông gió, hút ẩm và các thiết bị khác đảm bảo sử dụng đa năng cho việc hội họp, biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, các lớp văn hóa giáo dục và câu lạc bộ.
5.1.33. Trong các cụm trường thì hội trường cần được thiết kế để sử dụng chung mà vẫn đảm bảo thuận tiện, hợp lý.
5.1.34. Số chỗ trong hội trường phụ thuộc vào số lượng người học tính toán và được quy định trong Bảng 9.
Bảng 9 – Số chỗ trong hội trường
Số lượng người học tính toán |
Số chỗ trong hội trường chỗ |
- Từ 600 đến 1200 |
400 |
- Từ 1200 đến 1400 |
600 |
CHÚ THÍCH: Số chỗ trong hội trường cần tính đến khả năng phát triển của trường trong tương lai. |
5.1.35. Đối với các trường văn hóa và nghệ thuật, hội trường và các giảng đường chuyên ngành có các thiết bị sân khấu đặc biệt, được thiết kế theo quy định trong Bảng 10.
Bảng 10 – Hội trường và các giảng đường các trường văn hóa và nghệ thuật
Loại phòng |
Số chỗ trong hội trường chỗ |
||
Văn hóa |
Sân khấu |
Âm nhạc |
|
1. Hội trường sử dụng nhiều chức năng |
400 |
- |
- |
2. Nhà hát diễn tập |
|
400 |
|
3. Phòng hòa nhạc |
- |
- |
300 |
4. Phòng nhạc kịch |
- |
- |
250 |
5. Giảng đường có sân khấu sâu |
- |
250 |
- |
6. Giảng đường có sân khấu biến thể |
200 |
200 |
- |
5.1.36. Chỉ tiêu diện tích cho hội trường và các phòng trực thuộc quy định trong Bảng 11.
Bảng 11 – Chỉ tiêu diện tích cho hội trường và các phòng phục vụ
Loại phòng |
Chỉ tiêu diện tích |
1. Hội trường không có bàn viết (không kể sân khấu), m2/chỗ |
0,8 |
2. Sảnh kết hợp nơi nghỉ, m2/chỗ |
0,3 |
3. Câu lạc bộ, m2/người học |
0,65 |
4. Phòng hóa trang, m2/phòng |
20 |
5. Sân khấu phụ (tính chung) |
35% diện tích sân khấu |
6. Kho phông màn, m2/phòng |
18 |
7. Khu vệ sinh (tính chung), chỗ |
Từ 2 đến 4 |
8. Phòng chiếu phim, m2/phòng |
36 |
9. Phòng kỹ thuật, m2/phòng |
Từ 16 đến 18 |
5.1.37. Khi thiết kế chiều cao của hội trường, giảng đường có sàn dốc thì phải xác định theo độ cao của hàng ghế đầu tiên
5.1.38. Các hội trường sử dụng nhiều chức năng và nhà hát diễn tập cần thiết kế theo dạng biến thể bảo đảm cho việc thay đổi các hình thức của sân khấu: toàn cảnh, chiều sâu, ba mặt trung tâm v.v… Kết cấu bao quanh các phòng biến thể bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 min.
5.1.39. Khi thiết kế các phòng đặc biệt của hội trường trong các trường văn hóa, nghệ thuật phải tuân theo quy định riêng của ngành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.1.40. Nội dung của các phòng ban trong các bộ phận nghiên cứu khoa học (nếu có) phải xác định và thiết kế theo sự hướng dẫn của các cơ quan nghiên cứu khoa học có liên quan
5.1.41. Cho phép thiết kế các phòng học, thực hành chuyên ngành của các trường trung học nông, lâm, ngư nghiệp liên quan đến mô hình sinh vật và trải rộng ra thiên nhiên.
CHÚ THÍCH: Các phòng học có một, hai hoặc ba phía được giới hạn là vườn thực tập, vườn thí nghiệm hoặc cây cảnh thì phải thiết kế các giải pháp kỹ thuật để khi mưa bão vẫn có thể học tập bình thường.
5.1.42. Diện tích của sảnh, chỗ để mũ áo, khu vệ sinh, các loại kho được quy định như trong Bảng 12
Bảng 12 – Diện tích một số bộ phận trong công trình
Loại phòng |
Diện tích hoặc số lượng thiết bị |
1. Các sảnh và chỗ để mũ áo, m2/người học |
0,15 |
2. Khu vệ sinh (tính cho 45 người học) |
1 xí, 1 tiểu, 1 chậu rửa |
3. Các phòng, kho trong các nhà học, cho các thiết bị học tập sinh hoạt, m2/100 người học |
3,0 |
4. Các kho đồ đạc khác, m2/100 người học |
|
- Các trường dưới 800 người học |
4,0 |
- Các trường từ 1000 đến 1200 người học |
3,0 |
CHÚ THÍCH: 1) Thiết kế khu vệ sinh cho các trường phải phụ thuộc vào ngành nghề đào tạo để tính toán số lượng trang thiết bị vệ sinh (các trường kỹ thuật, nông nghiệp lấy trung bình 25% người học là nữ, các trường sư phạm, kinh tế, y, dược, văn hóa và nghệ thuật là 65% người học là nữ). 2) Trong khu vệ sinh phải có phòng vệ sinh riêng cho nam và nữ và riêng biệt cho giáo viên. Diện tích và số lượng thiết bị vệ sinh tính theo số lượng giáo viên của trường. |
5.1.43. Chiều rộng thông thủy của hành lang trong các khối lớp học nhỏ nhất là 1,8 m. Chiều rộng của nhà cầu nối các nhà nhỏ nhất là 2,1 m. Cầu thang được thiết kế theo các quy định có liên quan.
CHÚ THÍCH: Hành lang rộng 1,8 m cho phép được sử dụng làm chỗ nghỉ.
5.1.44. Trong các công trình cao trên 6 tầng phải thiết kế thang máy. Số lượng thang máy được tính toán không ít hơn 2 và phải tuân theo quy định có liên quan.
5.1.45. Thang máy phục vụ chuyên chở hàng hóa bố trí theo yêu cầu của dây chuyền công nghệ của ngành được đào tạo.
Trên đây là nội dung quy định về việc bố trí khu học tập của trường trung cấp chuyên nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 4602:2012.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật