Quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng bệnh viện quận huyện phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng bệnh viện quận huyện được quy định tại Tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9213:2012 về Bệnh viện quận huyện – Tiêu chuẩn thiết kế như sau:
5.2.1. Tuân thủ các quy định chung về yêu cầu quy hoạch tổng mặt bằng được nêu trong 5.2 TCVN 4470 : 2012.
Trong đó, Tiểu mục 5.2 TCVN 4470 : 2012 quy định như sau:
5.2.1. Giải pháp bố cục mặt bằng Bệnh viện phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Hợp lí, không chồng chéo giữa các bộ phận và trong từng bộ phận;
- Điều kiện vệ sinh và phòng bệnh tốt nhất cho Khu điều trị nội trú, khu Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú;
- Đáp ứng nhu cầu phát triển của bệnh viện trong tương lai.
5.2.2. Tổ chức không gian của các tòa nhà, từng bộ phận của các khối trong Bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có lối đi riêng biệt cho vận chuyển thuốc men, thức ăn, đồ dùng sạch và đồ vật bẩn - nhiễm khuẩn, tử thi, rác…;
- Giữa các thao tác thủ thuật vô khuẩn và hữu khuẩn phải được ngăn riêng biệt;
- Có biện pháp cách ly hợp lý giữa khoa Truyền nhiễm với các khoa khác, với các bộ phận khác nhau trong khoa Truyền nhiễm.
5.2.3. Hệ thống giao thông nội bộ trong bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
5.2.3.1. Các luồng giao thông không chồng chéo.
5.2.3.2. Thuận tiện cho hoạt động của nhân viên, khách, bệnh nhân, dịch vụ hậu cần, vận chuyển rác và tử thi. Phải có ít nhất hai cổng ra vào:
- Cổng chính dành cho bệnh nhân, cán bộ nhân viên và khách. Bố trí đường riêng cho cấp cứu 24 giờ/ngày;
- Cổng phụ dành cho cung ứng vật tư, vận chuyển chất thải, kỹ thuật phụ trợ và phục vụ tang lễ.
CHÚ THÍCH: Nên bố trí cổng riêng cho cấp cứu và cổng riêng cho khu tang lễ.
5.2.3.3. Hệ thống hành lang, đường dốc, hành lang cầu phải được thiết kế có mái che và đảm bảo liên hệ thuận tiện giữa các khối công trình, đảm bảo tiếp cận cho người khuyết tật, xe đẩy cáng, xe lăn.
5.2.3.4. Đường giao thông nội bộ phải đảm bảo xe chữa cháy có thể tới được tất cả các khu vực trong bệnh viện.
5.2.4. Mật độ xây dựng tối đa và mật độ cây xanh tối thiểu phải tuân thủ quy định về quy hoạch xây dựng [5].
5.2.5. Khoảng cách giới hạn cho phép từ đường đỏ đến:
a) Mặt ngoài tường của mặt nhà:
- Nhà bệnh nhân, nhà khám bệnh và khối kỹ thuật nghiệp vụ: không nhỏ hơn 15 m;
- Nhà hành chính quản trị và phục vụ: không nhỏ hơn 12 m.
b) Mặt ngoài tường đầu hồi:
- Nhà bệnh nhân, nhà khám bệnh và khối kỹ thuật nghiệp vụ: Không nhỏ hơn 12 m;
- Nhà hành chính quản trị và phục vụ: không nhỏ hơn 9 m.
5.2.6. Khoảng cách ly vệ sinh, an toàn nhỏ nhất giữa nhà và công trình bố trí riêng biệt đối với nhà bệnh nhân, được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Khoảng cách ly vệ sinh, an toàn giữa nhà và công trình đối với nhà bệnh nhân
Loại nhà / công trình |
Khoảng cách ly vệ sinh nhỏ nhất (m) |
Ghi chú |
- Khu các bệnh truyền nhiễm |
20 |
Có dải cây cách ly |
- Trạm cung cấp hoặc biến thế điện, hệ thống cấp nước, nhà giặt, sân phơi quần áo |
15 |
|
- Trạm khử trùng tập trung, lò hơi, trung tâm cung cấp nước nóng |
15 |
|
- Nhà xe, kho, xưởng sửa chữa nhỏ, kho chất cháy |
20 |
|
- Nhà lưu tử thi, khoa Giải phẫu bệnh, lò đốt chất thải rắn, bãi chứa rác, khu nuôi súc vật, thí nghiệm, trạm xử lí nước thải |
20 |
Có dải cây cách ly |
CHÚ THÍCH: 1) Chiều rộng nhỏ nhất của dải đất trồng cây bảo vệ, cách ly qui định như sau: - Dải cây bảo vệ quanh khu đất: 5 m; - Dải cây cách ly: 10 m. 2) Ngoài việc đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh, an toàn như quy định ở trên còn cần phải bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2622. |
5.2.2. Khoảng cách ly vệ sinh, an toàn nhỏ nhất nhất giữa nhà và công trình bố trí riêng biệt đối với nhà bệnh nhân, được quy định trong Bảng 2 TCVN 4470 : 2012. (Bảng 2 được quy định bên trên).
Trên đây là nội dung quy định về quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng bệnh viện quận huyện. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 9213:2012.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật