Trường hợp thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gắn với đất

Trường hợp thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gắn với đất được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi tên Kim Ngư, hiện tôi đang tìm hiểu về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt Quốc gia. Tôi có vấn đề thắc mắc, nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Trường hợp thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gắn với đất được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 0123***

Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 20 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, nội dung này được quy định cụ thể như sau:

Trường hợp thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gắn với đất theo quy định của pháp luật đất đai, trước khi quyết định thu hồi đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật có văn bản gửi lấy ý kiến của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có ý kiến về phương án thu hồi đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Văn bản lấy ý kiến cần nêu rõ lý do thu hồi đất, diện tích đất thu hồi, sự phù hợp của phương án thu hồi đất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt và các nội dung cần thiết khác.

Trên đây là nội dung tư vấn về Trường hợp thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gắn với đất. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Nghị định 46/2018/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Trân trọng!  

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào