Quyền, nghĩa vụ của người tham gia trợ giúp pháp lý trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại, tố cái trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động, nội dung này được quy định cụ thể như sau:
1. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý có quyền sau đây:
a) Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;
b) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi đã nhận ủy quyền;
c) Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;
d) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật.
2. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ sau đây:
a) Xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và quyết định phân công trợ giúp pháp lý, giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại;
b) Thực hiện đúng nội dung, phạm vi mà người khiếu nại đã ủy quyền.
3. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung câu trả lời về Quyền, nghĩa vụ của luật sư, người tham gia trợ giúp pháp lý cho người khiếu nại trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đê này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật