Phòng học của trường trung học phải được xây dựng như thế nào?

Phòng học của trường trung học phải được xây dựng như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Vĩnh Phú, tôi đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Gần đây, tôi có nhận dự án xây dựng trường trung học phổ thông. Tuy nhiên, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi, cụ thể là: Phòng học của trường trung học phải được xây dựng như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc Quý Ban biên tập nhiều sức khỏe và thành công! (0907***)

Các phòng học của trường trung học phải đáp ứng những yêu cầu về xây dựng theo quy định tại Tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8794:2011 về trường trung học - yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:

5.2.1 Khối phòng học gồm các phòng học và phòng học bộ môn.

CHÚ THÍCH: Phòng học bộ môn là phòng học được trang bị, lắp đặt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ phù hợp để dạy học, chuyên dùng cho một môn học hoặc một số môn học khác nhau. Phòng học bộ môn vừa là phòng học vừa là phòng thí nghiệm, thực hành (cả lý thuyết và thực nghiệm).

5.2.2 Số phòng học được xây dựng tương ứng với số lớp học (2 buổi/ngày) của trường. Diện tích phòng học được xác định trên cơ sở chỉ tiêu diện tích cho một học sinh, số học sinh và diện tích tối thiểu cần sắp đặt các phương tiện và thiết bị dạy học.

5.2.3 Số lượng phòng học bộ môn xác định trên cơ sở chương trình và kế hoạch giáo dục do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành. Đối với mỗi môn học, số phòng học bộ môn được tính từ tổng số tiết học có thí nghiệm, thực hành của tất cả các khối lớp.

5.2.4 Phòng học bộ môn được sử dụng để dạy các tiết học có tiến hành thí nghiệm, thực hành.

CHÚ THÍCH: Đối với các trường có điều kiện có thể xây dựng thêm các phòng thí nghiệm, thực hành để làm các thí nghiệm có liên quan đến bài học.

5.2.5 Tiêu chuẩn diện tích phòng học và và phòng học bộ môn được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Tiêu chuẩn diện tích phòng học và phòng học bộ môn trong trường trung học

Tên phòng

Diện tích

M2 /học sinh

1. Phòng học

1,50

2. Phòng học các bộ môn hóa, lý, sinh, ngoại ngữ, tin học:

- trung học cơ sở

- trung học phổ thông

1,85

2,00

3. Phòng học bộ môn công nghệ:

- trung học cơ sở

- trung học phổ thông

2,25

2,45

CHÚ THÍCH:

1) Đối với các trường cải tạo cho phép giảm diện tích của các phòng học bộ môn nhưng không quá 12 % so với quy định trong Bảng 2.

2) Diện tích phòng thí nghiệm, thực hành các môn vật lý, sinh học, hóa hoc, công nghệ được lấy như quy định trong Bảng 2

5.2.6 Đối với trường trung học phổ thông có bố trí các phòng thực hành, lao động cần đảm bảo các chỉ tiêu diện tích từ 1,5 m2 đến 2,0 m2 cho một học sinh. Riêng các xưởng thực hành kỹ thuật chuyên dụng (xưởng may, xưởng mộc, xưởng cơ khí, xưởng điện) thì chỉ tiêu diện tích từ 3,0 m2 đến 6,0 m2 cho một học sinh.

CHÚ THÍCH:

1) Diện tích các phòng nêu trên trên được tính toán trên cơ sở số lượng học sinh trong một tiết học.

2) Có thể kết hợp với các trung tâm đào tạo nghề tại địa phương.

5.2.7 Chiều rộng phòng học và phòng học bộ môn không nhỏ hơn 7,20 m. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng phòng học bộ môn không lớn hơn 2.

5.2.8 Phòng học bộ môn phải có phòng chuẩn bị có diện tích từ 12 m2 đến 27 m2 được bố trí liền kề, có cửa liên thông với phòng học bộ môn.

5.2.9 Kích thước bàn ghế phù hợp với quy định trong TCVN 7490. Chiều cao bàn dành cho học sinh khuyết tật từ 700 mm đến 750 mm; chiều cao ghế từ 400 mm đến 500 mm. Phía dưới mặt bàn không được có bề mặt sắc nhọn hoặc thô ráp và có khoảng không gian phía dưới đầu gối và chỗ để chân cho học sinh sử dụng xe lăn tiếp cận với các thiết bị.

5.2.10 Khoảng cách bố trí bàn ghế trong phòng học được quy định phù hợp với TCVN 7491.

CHÚ THÍCH:

1) Chỗ ngồi cho học sinh khuyết tật nên bố trí ở phía trên, gần cửa ra vào phòng học

2) Hệ thống trang thiết bị phải phù hợp với tầm với của học sinh khuyết tật: tầm với đứng tối đa là 1,20 m; tầm với tối đa phía trước có vật cản là 0,4 m; tầm với ngang sang hai bên không có vật cản là 0,5 m.

3) Trong phòng học có học sinh khuyết tật không nên bố trí bục giảng.

5.2.11 Bàn, ghế phòng học bộ môn vật lí, hoá học, sinh học, công nghệ là loại chuyên dùng, đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của bộ môn.

5.2.12 Chiều cao từ mặt sàn đến mép dưới của bảng không nhỏ hơn 0,8 m và không lớn hơn 1,0 m.

CHÚ THÍCH: Nếu điều kiện cho phép, cần thiết kế bảng có thể di chuyển lên xuống theo phương thẳng đứng để phù hợp với đối tượng học sinh là người khuyết tật. Độ cao của mép dưới bảng không nhỏ hơn 0,40 m.

5.2.13 Phòng học phải thiết kế có hai cửa ra vào, một cửa bố trí ở đầu lớp, một cửa bố trí ở cuối lớp.

5.2.14 Cửa đi phải thiết kế hai cánh, có chiều rộng không nhỏ hơn 1,0 m và mở ra phía hành lang.

CHÚ THÍCH: Trường hợp lớp học hòa nhập cho học sinh khuyết tật, chiều rộng thông thủy cửa đi không nhỏ hơn 1,20 m.

Trên đây là nội dung quy định yêu cầu về việc xây dựng phòng học của trường trung học. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 8794:2011.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trung học cơ sở

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào