Hình thức nhân dân bàn và biểu quyết ở cấp xã

Hình thức nhân dân bàn và biểu quyết ở cấp xã được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hưng Yên Trong quá trình làm việc, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, ở phạm vi cấp xã, nhân dân bàn và biểu quyết các vấn đề thông qua những hình thức nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Vũ Thị Mỵ (0907****)

Ngày 20/4/2007, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007. Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là tổ dân phố), của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

Theo đó, hình thức nhân dân bàn và biểu quyết ở cấp xã là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007,được hướng dẫn thi hành bởi Chương 1 của Hướng Dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN. Cụ thể như sau:

1. Nhân dân bàn và biểu quyết những nội dung quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố;

b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

2. Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố thì tổ chức lại cuộc họp.

3. Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về hình thức nhân dân bàn và biểu quyết ở cấp xã. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào