Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên, thanh tra chuyên ngành về y tế

Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực y tế được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Trong quá trình làm việc, tôi gặp một số vướng mắc liên quan đến xử phạt vi phạm trong lĩnh vực y tế mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, thanh tra viên, thanh tra chuyên ngành được áp dụng những hình thức xử phạt nào trong lĩnh vực y tế? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Đồng Thị Mai (mai***@gmail.com)

Ngày 14/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. 

Theo đó, thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực y tế là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 90 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực y tế. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào