Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam về việc quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả

Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam về việc quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thành Văn. Đang tìm hiểu quy định của pháp luật về cơ chế quản lý tài chính của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam về việc quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam về việc quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 55/2014/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Cục Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:

- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu, phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản công nợ;

- Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ.

- Phải theo dõi chi tiết theo từng loại nguyên tệ đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ; cuối kỳ, đánh giá lại và xử lý chênh lệch tỷ giá theo quy định.

- Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và Giám đốc các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được. Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được theo quy định tại khoản này thì Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Giám đốc đơn vị trực thuộc có liên quan sẽ bị miễn nhiệm như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính của đơn vị từ 02 lần trở lên. Nếu vì không xử lý kịp thời dẫn đến thất thoát vốn Nhà nước đầu tư tại Cục Đăng kiểm Việt Nam thì Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và Giám đốc các đơn vị trực thuộc phải chịu trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật.

- Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), Cục Đăng kiểm Việt Nam đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được; hoặc là các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của Bộ Tài chính.

- Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm xử lý bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan, số còn lại được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Nợ không có khả năng thu hồi sau khi xử lý như trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam vẫn phải theo dõi trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán và tổ chức thu hồi. Số tiền thu hồi được hạch toán vào thu nhập của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam về việc quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 55/2014/TTLT-BTC-BGTVT.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cục Đăng kiểm Việt Nam

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào