Quyền đối với bí mật đời tư được hiểu như thế nào theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995?

Quyền đối với bí mật đời tư được hiểu như thế nào theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Đình Văn, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự qua từng thời kỳ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Quyền đối với bí mật đời tư được quy định như thế nào trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (09396***)

Quyền đối với bí mật đời tư trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005 được quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 1995 như sau:

- Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

- Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại hoặc có hành vi khác nhằm ngăn chặn, cản trở đường liên lạc của người khác.

Chỉ trong những trường hợp được pháp luật quy định và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền đối với bí mật đời tư trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 1995.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào