Chính sách đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng

Chính sách đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về vai trò của ngành công nghiệp quốc phòng đối với nền kinh tế đất nước, tuy nhiên một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, hiện nay, Nhà nước có chính sách ra sao đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Huyền Anh (anh***@gmail.com)

Ngày 26/01/2008, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng năm 2008. Theo đó, công nghiệp quốc phòng là một phần quan trọng của thực lực và tiềm lực quốc phòng, an ninh; là bộ phận của công nghiệp quốc gia.

Chính sách đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 23 Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng năm 2008, được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 46/2009/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:

1. Tổ chức, cá nhân khi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất hàng quốc phòng phục vụ công nghiệp quốc phòng theo quy định tại nhóm 1, nhóm 2 thuộc Danh mục A kèm theo Nghị định này được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi như sau: 

a) Được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đối với diện tích đất cần thiết được sử dụng trong thời gian trực tiếp phục vụ quốc phòng; 

b) Được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm khi thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng đặc thù quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định này; trường hợp bị thương hoặc bị chết được xét công nhận và hưởng chế độ thương binh, liệt sĩ như đối với lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt quy định tại điểm e khoản 2 Điều 8 Nghị định này. 

2. Tổ chức, cá nhân khi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất hàng quốc phòng phục vụ công nghiệp quốc phòng theo quy định tại Danh mục B kèm theo Nghị định này được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. 

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về chính sách đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo quy định cụ thể tại Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng năm 2008.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công nghiệp quốc phòng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào