Nội dung hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng

Nội dung hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về vai trò của ngành công nghiệp quốc phòng đối với nền kinh tế đất nước, tuy nhiên một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, hiện nay hoạt động hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng gồm những nội dung nào? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Trần Mai Hương (huong***@gmail.com)

Ngày 26/01/2008, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng năm 2008. Theo đó, công nghiệp quốc phòng là một phần quan trọng của thực lực và tiềm lực quốc phòng, an ninh; là bộ phận của công nghiệp quốc gia.

Nội dung hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng năm 2008. Cụ thể bao gồm:

a) Thiết lập, củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước;

b) Trao đổi thông tin, tài liệu kỹ thuật và chuyển giao công nghệ phục vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng;

c) Các hoạt động liên doanh, liên kết sản xuất, sửa chữa lớn; hợp tác nghiên cứu ứng dụng, triển khai sản xuất phục vụ công nghiệp quốc phòng;

d) Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp quốc phòng.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về nội dung hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo quy định cụ thể tại Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng năm 2008.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công nghiệp quốc phòng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào