Phạm vi áp dụng Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ
Ngày 25/5/2002, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002. Theo đó, Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân của một nước so với tổ chức, cá nhân của nước thứ ba.
Phạm vi áp dụng Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002. Cụ thể như sau:
Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng cho mọi loại quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước Việt Nam bảo hộ theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập gồm:
1. Quyền tác giả và quyền liên quan;
2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá, tên thương mại, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp, giống cây trồng;
3. Quyền chống cạnh tranh không đúng pháp luật liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp và các quyền sở hữu trí tuệ khác.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về phạm vi áp dụng Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo quy định cụ thể tại Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật