Thẩm quyền ký văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Quyết định 2402/QĐ-BTP năm 2017 về việc ban hành quy chế làm việc của Bộ Tư pháp, nội dung này quy định cụ thể sau:
a) Văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; văn bản quản lý hành chính của Bộ, các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế, các văn bản về tổ chức bộ máy, cán bộ theo quy định của pháp luật;
b) Các văn bản trình các cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Phê duyệt các dự án, đề án, văn bản, hiệp định được Chính phủ ủy quyền;
d) Phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư theo phân cấp về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và của Bộ;
đ) Văn bản ủy quyền cho Thứ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.Việc giao ký thừa ủy quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Khi đã được ủy quyền bằng văn bản thì được ký thừa ủy quyền và được dùng con dấu của Bộ;
e) Các văn bản phức tạp có liên quan tới nhiều lĩnh vực hoặc văn bản khác mà Bộ trưởng thấy cần thiết.
Trên đây là nội dung tư vấn về Thẩm quyền ký văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Để hiểu rõ hơn vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 2402/QĐ-BTP năm 2017.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật