Quyền được khai sinh, khai tử trong Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào?

Quyền được khai sinh, khai tử trong Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Văn Ngọc, cán bộ tư pháp của phường, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền được khai sinh, khai tử qua các thời kỳ, cho tôi hỏi, quyền được khai sinh, khai tử trong Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Quyền được khai sinh được quy định tại Điều 55 Bộ luật Dân sự 1995, cụ thể như sau:

- Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh không phân biệt sinh trong giá thú hoặc ngoài giá thú. Họ của trẻ sơ sinh là họ của người cha hoặc họ của người mẹ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp không xác định được người cha, thì họ của trẻ sơ sinh là họ của người mẹ.

- Cha, mẹ hoặc người thân thích phải khai sinh cho trẻ sơ sinh theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

 

Và quyền khai tử được quy định tại Điều 60 Bộ luật Dân sự 1995, cụ thể như sau:

- Khi có người chết, thì người thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi có người chết phải khai tử cho người đó.

- Trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh, thì phải được khai sinh và khai tử; nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay, thì không phải khai sinh và khai tử.

- Việc đăng ký khai tử được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về quyền được khai sinh, khai tử theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995. Để hiểu thêm vấn đề này bạn có thể tìm hiểu tại Bộ luật Dân sự 1995 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai sinh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào