Khái niệm giám hộ theo Bộ luật dân sự 1995

Khái niệm giám hộ theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hữu Thành. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định giám hộ qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, khái niệm giám hộ theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Hữu Thành (huuthanh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật dân sự 1995 thì khái niệm giám hộ được quy định cụ thể như sau:

Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước (gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (gọi là người được giám hộ).

Người được giám hộ gồm:

- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự , bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;

- Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Người dưới mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì phải có người giám hộ.

Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 70 hoặc khoản 3 Điều 71 của Bộ luật này.

Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm giám hộ theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 1995.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào