Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên theo Bộ luật dân sự 2015

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên theo Bộ luật dân sự 2015 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Khải. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật về người giám hộ đương nhiên qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên theo Bộ luật dân sự 2015 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Đình Khải (dinhkhai*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 thì người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy định cụ thể như sau:

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật dân sự 2015 được xác định theo thứ tự sau đây:

- Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

- Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

- Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Trên đây là nội dung tư vấn về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên theo Bộ luật dân sự 2015. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người giám hộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào