Việc biểu quyết tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định ra sao?
Việc biểu quyết tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định tại Điều 15 Nghị quyết 1075/2015/UBTVQH13 về Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cụ thể như sau:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau:
+ Biểu quyết bằng bỏ phiếu kín;
+ Biểu quyết bằng giơ tay.
- Việc biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín được thực hiện theo trình tự sau:
+ Chủ tọa phiên họp nêu rõ nội dung biểu quyết;
+ Ban công tác đại biểu trình Ủy ban thường vụ Quốc hội số lượng và nhân sự Ban kiểm phiếu;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua Ban kiểm phiếu bằng hình thức giơ tay;
+ Ban kiểm phiếu công bố thể lệ bỏ phiếu và phát phiếu;
+ Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có mặt tại phiên họp bỏ phiếu;
+ Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả kiểm phiếu;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thông qua kết quả kiểm phiếu.
- Việc biểu quyết bằng hình thức giơ tay được thực hiện theo trình tự sau:
+ Chủ tọa phiên họp nêu rõ nội dung biểu quyết;
+ Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có mặt tại phiên họp biểu quyết; có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết;
+ Chủ tọa phiên họp thông báo kết quả biểu quyết.
- Pháp lệnh, nghị quyết, kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.
- Trường hợp cần biểu quyết lại một vấn đề đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua thì Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận tập thể và Chủ tọa phiên họp quyết định việc biểu quyết lại.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc biểu quyết tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị quyết 1075/2015/UBTVQH13.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật