Việc thảo luận tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định như thế nào?
Việc thảo luận tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định tại Điều 13 Nghị quyết 1075/2015/UBTVQH13 về Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cụ thể như sau:
- Chủ tọa điều hành phiên họp xác định mục đích, yêu cầu, nội dung thảo luận; mời từng thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội phát biểu. Khi cần thiết, Chủ tọa phiên họp có thể mời đại biểu tham dự phiên họp phát biểu ý kiến. Thời gian phát biểu một lần không quá 10 phút.
- Đối với dự án, đề án, báo cáo cho ý kiến trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận về quan điểm, chủ trương, chính sách lớn hoặc nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau được cơ quan trình, cơ quan thẩm tra đề nghị; tiến độ, điều kiện trình Quốc hội.
Đối với dự án, đề án, báo cáo quyết định theo thẩm quyền, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thảo luận toàn diện về quan điểm, chính sách và nội dung trước khi quyết định.
- Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội quyết định việc xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội bằng văn bản đối với nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc thảo luận tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị quyết 1075/2015/UBTVQH13.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật