Chủ tọa phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Chủ tịch Quốc hội khai mạc và bế mạc phiên họp, Chủ tọa phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội; bảo đảm thực hiện chương trình làm việc của phiên họp và những quy định về phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội khai mạc, bế mạc phiên họp theo ủy quyền của Chủ tịch Quốc hội trong trường hợp Chủ tịch Quốc hội vắng mặt; điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
Chủ tọa phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 1075/2015/UBTVQH13 về Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cụ thể như sau:
- Xác định tính hợp lệ của phiên họp trên cơ sở thành phần tham dự phiên họp, nội dung hồ sơ tài liệu trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Nêu nội dung đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận;
- Mời thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội phát biểu theo thứ tự đăng ký hoặc mời đại biểu tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
- Quyết định kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thảo luận về một nội dung của phiên họp;
- Tổng hợp ý kiến đã phát biểu, trường hợp cần thiết, đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về nội dung thuộc chương trình xem xét, cho ý kiến;
- Tổng hợp ý kiến đã phát biểu, nêu nội dung để Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về nội dung thuộc chương trình thông qua;
- Ký biên bản phiên họp.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tọa phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị quyết 1075/2015/UBTVQH13.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật