Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi tên Phạm Hoàng Khanh, hiện là sinh viên năm 3 của trường Đại học Sư phạm TPHCM. Trong quá trình tìm hiểu về quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Tôi chân thành cảm ơn! 0121****

Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục được quy định tại Điều 4 Quyết định 4388/QĐ-BGDĐT năm 2017 về quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau: 

1. Bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân trước Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, kể cả những công việc đã phân công hoặc ủy quyền cho các Thứ trưởng chỉ đạo thực hiện.

2. Chỉ đạo, điều hành Bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các công việc khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Phân công công việc cho các Thứ trưởng; phân cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) giải quyết một số công việc thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ thực hiện một số công việc cụ thể trong phạm vi thẩm quyền của Bộ trưởng; chủ động phối hợp với các bộ, ngành khác để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Bộ hoặc các vấn đề do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.

4. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành một số đơn vị và lĩnh vực công tác; quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ; định kỳ đánh giá Thứ trưởng và người đứng đầu đơn vị theo quy định.

5. Căn cứ vào điều kiện cụ thể khi triển khai công việc, Bộ trưởng có thể trực tiếp giải quyết một số công việc đã phân công cho Thứ trưởng hoặc điều chỉnh lại sự phân công công tác giữa các Thứ trưởng; quyết định các vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Thứ trưởng.

6. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và các nguồn lực tài chính, ngân sách nhà nước được giao.

7. Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.

8. Chỉ đạo kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

9. Có thể phân công một Thứ trưởng làm nhiệm vụ Thứ trưởng thường trực, giúp Bộ trưởng điều hành công việc chung của Bộ.

10. Tiếp công dân theo quy định của Luật tiếp công dân.

Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Để hiểu rõ hơn vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 4388/QĐ-BGDĐT năm 2017.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào