Khoa Truyền máu của bệnh viện đa khoa được bố trí như thế nào?
Khoa Truyền máu của bệnh viện đa khoa được bố trí theo quy định tại Tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 về Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế như sau:
6.4.4.1. Diện tích các phòng nghiệp vụ kỹ thuật trong Khoa Truyền máu tính tương tự như Khoa Huyết học.
6.4.4.2. Khu điều trị các bệnh máu có thể tách riêng hoặc nằm trong khoa Nội chung.
6.4.4.3. Ngân hàng máu (nếu có) phải được bố trí thuận tiện với Khoa Phẫu thuật, khoa cấp cứu, Khoa Điều trị tích cực và chống độc, labo huyết học.
CHÚ THÍCH: Việc lập ngân hàng máu tùy thuộc vào phân cấp tuyến điều trị và quy mô của từng bệnh viện cụ thể
6.4.4.4. Diện tích tối thiểu các phòng trong Ngân hàng máu được quy định trong Bảng 26.
Bảng 26 - Diện tích tối thiểu các phòng trong Ngân hàng máu
Tên phòng |
Diện tích (m2/phòng) |
Ghi chú |
1. Chỗ đợi/ đăng ký |
từ 16 đến 20 |
|
2. Phòng chờ dành cho người hiến máu |
12 |
|
3. Phòng nghỉ cho người hiến máu |
từ 16 đến 20 |
|
4. Phòng khám và xét nghiệm huyết học |
từ 12 đến 20 |
|
5. Phòng lấy máu kết hợp phòng đệm |
từ 36 đến 42 |
|
6. Phòng trữ và phát máu |
36 |
|
7. Chỗ rửa, hấp, sấy dụng cụ |
từ 12 đến 20 |
có thể chung với labo huyết học |
8. Phòng ngủ trực phòng trữ máu |
từ 12 đến 15 |
|
9. Phòng pha chế dung dịch chống đông máu |
từ 6 đến 9 |
|
6.4.4.5. Chỗ lấy máu và trữ máu phải riêng biệt, cần phải ngăn cách với các chỗ có đặt thiết bị gây chấn động hoặc truyền chấn động và tuyệt đối vô trùng.
6.4.4.5. Bệnh viện quy mô trên 500 giường tùy trường hợp cụ thể có thể tổ chức thành hai khoa riêng biệt là: Khoa huyết học và Khoa Truyền máu. Nếu chỉ tổ chức một khoa Huyết học truyền máu thì cần phải tuân thủ các quy định chung tại 6.4.3 và 6.4.4 của tiêu chuẩn này.
Trên đây là nội dung quy định về việc bố trí khoa Truyền máu của bệnh viện đa khoa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 4470:2012.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật