Khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện đa khoa được bố trí như thế nào?

Khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện đa khoa được bố trí như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Mỹ Hoa, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện đa khoa được bố trí như thế nào? Có văn bản nào quy định về vấn đề không? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (hoa***@gmail.com)

Khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện đa khoa được bố trí theo quy định tại Tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 về Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế như sau:

6.4.2.1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh được đặt ở khu vực trung tâm của bệnh viện, phải có mối liên hệ thuận tiện với khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú, khu Điều trị nội trú và các hệ thống kỹ thuật chung nhưng phải cách biệt với khu vực đông người qua lại.

6.4.2.2. Không tổ chức các tuyến giao thông đi qua khoa Chẩn đoán hình ảnh tới các khu vực khác.

6.4.2.3. Khoa Chẩn đoán hình ảnh nên đặt ở tầng trệt, mặt nền trên cao độ ngập lụt (ngoại trừ khu vực chẩn đoán bằng máy siêu âm) để thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành các thiết bị, di chuyển người bệnh và kiểm soát an toàn bức xạ ion hóa.

6.4.2.4. Khoa Chẩn đoán hình ảnh phải đảm bảo tuyệt đối an toàn và kiểm soát bức xạ theo TCVN 6561 và TCVN 6869.

6.4.2.5. Khoa Chẩn đoán hình ảnh được phân chia thành các khu vực:

- Khu vực nghiệp vụ kỹ thuật:

+ Phòng chuẩn bị (thay đồ và chuẩn bị bệnh nhân);

+ Phòng thủ thuật (tháo thụt, rửa, gây tê);

+ Phòng đặt máy chẩn đoán;

+ Phòng điều khiển;

+ Phòng rửa phim, phân loại;

+ Phòng đọc phim và xử lý hình ảnh.

- Khu vực hành chính, phụ trợ, đào tạo:

+ Sảnh đón tiếp kết hợp đợi;

+ Đăng ký, lấy số và trả kết quả;

+ Phòng hành chính, giao ban/đào tạo;

+ Phòng trưởng khoa;

+ Phòng trực nhân viên;

+ Phòng nghỉ bệnh nhân;

+ Kho thiết bị dụng cụ;

+ Kho phim, hóa chất;

+ Phòng thay quần áo, vệ sinh nhân viên nam/nữ;

+ Khu vệ sinh bệnh nhân nam/nữ.

6.4.2.6. Giải pháp tổ chức không gian trong khoa Chẩn đoán hình ảnh cần đảm bảo các yêu cầu:

- Đủ diện tích đặt máy, các không gian vận hành máy và các không gian dành cho hoạt động của người bệnh và nhân viên;

- Tách biệt khu vực người bệnh và nhân viên, dây chuyền hoạt động một chiều, không chồng chéo, thuận tiện cho việc kiểm soát an toàn bức xạ.

6.4.2.7. Số lượng tối thiểu máy chụp, chiếu phải đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn hiện hành của ngành y tế.

6.4.2.8. Diện tích tối thiểu của các phòng trong Khu vực kỹ thuật của khoa Chẩn đoán hình ảnh được quy định trong Bảng 23.

Bảng 23 - Diện tích tối thiểu các phòng trong Khu vực kỹ thuật của khoa Chẩn đoán hình ảnh

Tên khoa, phòng

Diện tích

A. Phòng Xquang thông thường

1. Khu vực đặt máy

 

- Phòng chụp

20 m2/máy

- Phòng điều khiển

6 m2/phòng

2. Khu vực chuẩn bị

 

- Buồng tháo, thụt

9 m2/phòng

- Phòng nghỉ bệnh nhân

04 giường x 9 m2/giường

B. Máy CT - scanner

1. Khu vực đặt máy

 

- Phòng chụp

30 m2/máy chụp

- Phòng điều khiển

12 m2/phòng

2. Khu vực chuẩn bị

 

- Phòng chuẩn bị

18 m2/máy chụp

C. Siêu âm

 

- Phòng siêu âm

(từ 07 máy đến 09 máy) x 9 m2/máy

- Phòng chuẩn bị cho đơn vị siêu âm can thiệp

9 m2/phòng

D. Cộng hưởng từ (MRI)

 

1. Khu vực đặt máy

 

- Phòng chụp

30 m2/máy chụp

- Phòng điều khiển

12 m2/phòng

2, Phòng đọc và xử lý hình ảnh

24 m2/phòng

3. Phòng chuẩn bị

18 m2/phòng

E. Phòng xử lý phim và phân loại

18 m2/phòng

CHÚ THÍCH: Nếu nhà sản xuất cung cấp bản thiết kế phòng đặt máy thì kích thước phòng không được nhỏ hơn kích thước quy định của nhà sản xuất.

6.4.2.9. Phòng đặt thiết bị Xquang, CT- scanner phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn bức xạ ion hóa, không để lọt ánh sáng vào phòng tráng rửa phim. Phòng đặt hệ thống cộng hưởng từ (MRI) phải đảm bảo chắn sóng điện từ (hoặc chống nhiễu sóng điện từ) và điện từ trường của nam châm trong phòng máy.

6.4.2.10. Hộp chuyển đồ gắn trên phòng tráng rửa phim thông với các bộ phận chức năng.

6.4.2.11. Ô kính quan sát phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Ô kính chì đảm bảo khả năng cản tia bức xạ;

- Ô kính chì quan sát gắn trên tường phòng chụp Xquang, CT - Scanner thông với phòng điều khiển bố trí cách sàn 0,9 m hoặc 1,2 m tùy theo cấu hình của máy;

- Kích thước tối thiểu (chiều rộng x chiều cao) của ô kính là:

+ với phòng chẩn đoán Xquang: 0,6 m x 0,4 m;

+ với phòng CT - Scanner: 1,2 m x 0,8 m.

6.4.2.12. Khu vực sảnh đón tiếp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bố trí ghế ngồi và các thiết bị truyền thông (màn hình, loa, bảng). Số lượng ghế tính bằng 8 % đến 12 % số lượt người đến khám tại khoa trong ngày. Tiêu chuẩn diện tích xem 6.2.6.

- Tổ chức khu vệ sinh kết hợp với thay đồ cho bệnh nhân (nam/ nữ riêng biệt);

- Nơi đăng ký, lấy số và nhận/trả kết quả: liên kết thuận tiện với các phòng hành chính, phòng phân loại phim.

6.4.2.13. Diện tích tối thiểu của khu vực hành chính, phụ trợ khoa Chẩn đoán hình ảnh được quy định trong Bảng 24.

Bảng 24 - Diện tích tối thiểu của khu vực hành chính, phụ trợ khoa Chẩn đoán hình ảnh

Đơn vị chẩn đoán hình ảnh

Diện tích

(m2/phòng)

Ghi chú

1. Phòng đăng ký lấy số, trả kết quả

36

 

2. Khu vệ sinh bệnh nhân (nam, nữ)

24 m2 x 02 Khu

 

3. Đợi chụp, m2/chỗ/đơn vị chẩn đoán

1,2

 

4. Phòng trưởng khoa

18

 

5. Phòng hành chính, giao ban

từ 48 đến 54

0,8 m2/chỗ đến 1,0 m2/chỗ giảng dạy, hội họp

6. Phờng trực nhân viên

18

 

7. Kho thiết bị, dụng cụ

24

 

8. Kho phim, hóa chất

24

 

9. Khu vệ sinh, thay quần áo nhân viên (nam/nữ riêng biệt)

24 m2 x 02 khu

 

6.4.2.14. Khu vực nghiệp vụ trong Khoa Chẩn đoán hình ảnh phải sử dụng giải pháp chiếu sáng và thông gió nhân tạo. Yêu cầu về độ rọi tối thiểu được quy định tại 7.4.4.

Trên đây là nội dung quy định về việc bố trí khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện đa khoa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 4470:2012.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh viện đa khoa

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào