Những nguyên tắc của hoạt động đối ngoại của Quốc hội
Những nguyên tắc của hoạt động đối ngoại của Quốc hội được quy định tại Điều 3 Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13 Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội, cụ thể bao gồm:
- Quán triệt và thực hiện đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tổ chức Quốc hội, Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Chính trị và các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động đối ngoại;
- Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng;
- Tuân thủ chương trình hoạt động đối ngoại hằng năm đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và thực hiện nghiêm túc chủ trương thiết thực, tiết kiệm nguồn ngân sách nhà nước và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ phát triển;
- Tổ chức, thực hiện theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội. Việc triển khai hoạt động cụ thể được dựa trên nguyên tắc đối đẳng, có đi có lại trong quan hệ quốc tế. Đối với những trường hợp ngoại lệ, Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Phân công, phân cấp, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức và cá nhân trong các hoạt động đối ngoại của Quốc hội;
- Ủy ban đối ngoại của Quốc hội chịu trách nhiệm giúp lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì phối hợp, điều hòa trong việc triển khai các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Quốc hội.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nguyên tắc của hoạt động đối ngoại của Quốc hội. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật