Trách nhiệm và quyền của Đoàn Hội thẩm nhân dân
Trách nhiệm và quyền của Đoàn Hội thẩm nhân dân được quy định tại Điều 5 Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:
- Tổ chức để các Hội thẩm trao đổi kinh nghiệm xét xử, góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người Hội thẩm nhân dân.
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội thẩm.
- Tham gia ý kiến với Tòa án nhân dân cùng cấp về hoạt động của Hội thẩm khi có yêu cầu.
- Thảo luận, tham gia ý kiến đối với các trường hợp khen thưởng, kỷ luật Hội thẩm.
- Phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp trong việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm.
- Tham gia ý kiến đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật khi có yêu cầu.
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi Hội thẩm công tác hoặc làm việc tạo điều kiện để Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ xét xử.
- Đề xuất dự toán kinh phí hỗ trợ hoạt động của Đoàn Hội thẩm gửi Tòa án nhân dân cùng cấp tổng hợp, lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Được cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; các văn bản, tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội thẩm và Đoàn Hội thẩm khi có yêu cầu.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc khi cần thiết và gửi báo cáo đến Hội đồng Nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm và quyền của Đoàn Hội thẩm nhân dân. Để hiểu rõ và chi tiêt hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật