Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công của tập thể lao động được quy định ra sao?

Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công của tập thể lao động được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Khánh Trang. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, quyền của các bên trước và trong quá trình đình công của tập thể lao động được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Khánh Trang (khanhtrang*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 214 Bộ Luật lao động 2012 thì quyền của các bên trước và trong quá trình đình công của tập thể lao động được quy định cụ thể như sau:

- Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở cấp tỉnh tiến hành hoà giải.

- Ban chấp hành công đoàn có quyền sau đây:

+ Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;

+ Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.

- Người sử dụng lao động có quyền sau đây:

+ Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho Ban chấp hành công đoàn tổ chức, lãnh đạo đình công;

+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;

+ Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền của các bên trước và trong quá trình đình công của tập thể lao động. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật lao động 2012.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đình công

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào