Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về lĩnh vực người có công
Ngày 02/10/2015, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về lĩnh vực người có công là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 10 Điều 2 Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV. Cụ thể bao gồm:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với người có công với cách mạng;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, các công trình ghi công liệt sĩ; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ theo phân cấp trên địa bàn;
c) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ; thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ;
d) Tham gia Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh về giám định thương tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật đối với người có công với cách mạng;
đ) Quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ;
e) Hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; quản lý và sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cấp tỉnh.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về lĩnh vực người có công. Để nắm rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật