Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về an toàn lao động

Nhiệm vụ, quyền hạn của  Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về an toàn lao động được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên trường Đại học nội vụ. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm quy định về tổ chức và hoạt động của một số cơ quan nhà nước. Cho em hỏi, trong quá trình hoạt động, Sở lao động - Thương binh và Xã hội được trao những nhiệm vụ và quyền hạn nào trong lĩnh vực an toàn lao động? Em có thể tham khảo thêm vấn đề này tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các anh chị. Em xin cảm ơn và trân trọng kính chào!  Thành Lộc (0908****) 

Ngày 02/10/2015, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của  Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về an toàn lao động là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 9 Điều 2 Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV. Cụ thể bao gồm:

a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ;

b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương;

c) Hướng dẫn và triển khai công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động tại địa phương;

d) Hướng dẫn về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiếp nhận tài liệu và xác nhận việc khai báo, sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

đ) Chủ trì, phối hợp tổ chức điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên; điều tra lại tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng đã được người sử dụng lao động điều tra nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết;

e) Tiếp nhận tài liệu thông báo việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn quản lý.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về an toàn lao động. Để nắm rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào