Sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài được thực hiện ra sao?
Ngày 20/4/2007, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007. Theo đó, thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài, trừ các nội dung: Hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tương trợ tư pháp,...
Sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 26 Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007. Cụ thể như sau:
1. Người có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Pháp lệnh này có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thỏa thuận quốc tế đó.
2. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thỏa thuận quốc tế được tiến hành tương tự trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Pháp lệnh này.
3. Sau khi sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thỏa thuận quốc tế, cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh hoặc cơ quan trung ương của tổ chức thông báo cho Bộ Ngoại giao về những sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thỏa thuận quốc tế đó.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về hoạt động sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật