Hiệu lực của thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài

Hiệu lực của thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật, trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Cho em hỏi, hiện nay, các thỏa thuận quốc tế được ký kết giữa nước ta với nước ngoài có hiệu lực ra sao? Em có thể tham khảo thêm vấn đề này tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các anh chị. Em xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Quý anh chị!  Hoài Thương (thuong***@gmail.com)

Ngày 20/4/2007, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007. Theo đó, thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài, trừ các nội dung: Hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tương trợ tư pháp,...

Hiệu lực của thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 21 Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007. Cụ thể như sau:

1. Thỏa thuận quốc tế có hiệu lực theo quy định tại văn bản thỏa thuận quốc tế đó.

2. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế không quy định về hiệu lực thì thỏa thuận quốc tế đó có hiệu lực theo sự thống nhất giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về trình tự, hiệu lực của thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào