Một số quy định cụ thể để đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với cá nhân trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội Việt Nam

Một số quy định cụ thể để đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với cá nhân trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên Hoàng Khanh, tôi hiện là sinh viên năm 3 trường Đại học Luật TPHCM. Trong quá trình tìm hiểu về thi đua, khen thưởng về bảo hiểm xã hội Việt Nam, tôi có vấn đề thắc mắc, cần Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là một số quy định cụ thể để đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với cá nhân trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khoẻ đến Ban biên tập. 0975**** 

Một số quy định cụ thể để đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với cá nhân được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Quyết định 234/QĐ-BHXH năm 2018 về Quy chế thi đua, khen thưởng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nội dung này được quy định cụ thể như sau:

1.1. Tiêu chuẩn chung:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua;

c) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Có đạo đức, lối sống lành mạnh.

1.2. Một số quy định cụ thể:

a) Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân dẫn đến bị thương tích cần Điều trị, Điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì thời gian Điều trị, Điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

b) Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

c) Đối với cá nhân chuyển công tác, đơn vị nơi tiếp nhận có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến” (trường hợp cá nhân có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét bằng văn bản của đơn vị cũ).

Trường hợp được Điều động, biệt phái đến đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến” do đơn vị Điều động, biệt phái xem xét quyết định (có ý kiến nhận xét bằng văn bản của đơn vị tiếp nhận cá nhân được Điều động, biệt phái).

d) Thời gian nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

đ) Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với một trong các trường hợp: Mới tuyển dụng có thời gian công tác thực tế tại đơn vị dưới 10 tháng; bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên hoặc xếp loại đảng viên ở mức hoàn thành nhiệm vụ.

1.3. Thời điểm đề nghị xét tặng: dịp tổng kết năm công tác.

Trên đây là nội dung tư vấn về Nội dung tổ chức phong trào thi đua của bảo hiểm xã hội Việt Nam. Để hiểu rõ hơn vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 234/QĐ-BHXH.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào