Chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế là gì?
Ngày 20/4/2007, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007.
Theo đó, chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007. Cụ thể như sau:
Chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế là hành vi pháp lý do cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh hoặc cơ quan trung ương của tổ chức thực hiện để từ bỏ hiệu lực của thỏa thuận quốc tế giữa cơ quan đó và bên ký kết nước ngoài.
Để bạn nắm rõ hơn vấn đề này, Ban biên tập gửi đến bạn một số khái niệm liên quan như sau:
- Trao đổi văn kiện tạo thành thỏa thuận quốc tế là việc trao đổi thư hoặc văn kiện có tên gọi khác tạo thành thỏa thuận quốc tế hai bên giữa cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh hoặc cơ quan trung ương của tổ chức và bên ký kết nước ngoài.
-Ký kết là những hành vi pháp lý do cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh hoặc cơ quan trung ương của tổ chức thực hiện, bao gồm đàm phán, ký hoặc trao đổi văn kiện tạo thành thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan đú với bên ký kết nước ngoài.
- Ký là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của thỏa thuận quốc tế đối với cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh hoặc cơ quan trung ương của tổ chức.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật