Nhiệm vụ của các đơn vị khi thực hiện khảo sát điều tra tổng hợp tài nguyên và môi trường biển bằng tàu biển
Nhiệm vụ của các đơn vị khi thực hiện khảo sát điều tra tổng hợp tài nguyên và môi trường biển bằng tàu biển được quy định tại Tiểu mục 7.2 Mục 7 Chương I Quy định kỹ thuật khảo sát điều tra tổng hợp tài nguyên và môi trường biển bằng tàu biển do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư 22/2010/TT-BTNMT như sau:
7.2.1. Nhiệm vụ của cơ quan chủ quản và cơ quan thực hiện:
7.2.1.1. Nhiệm vụ của cơ quan chủ quản:
a) Chỉ đạo, giao kế hoạch và nhiệm vụ khảo sát biển cho đơn vị chủ trì và thực hiện.
b) Phê duyệt đề cương và kinh phí thực hiện.
7.2.1.2. Nhiệm vụ của cơ quan thực hiện:
a) Nghiên cứu xây dựng mục tiêu, chương trình khảo sát, vùng biển và thời gian khảo sát.
b) Xác định các chuyên ngành phối hợp thực hiện để thực hiện khảo sát theo nhiệm vụ hay chuyên đề khoa học.
c) Bố trí cán bộ chuyên môn phù hợp với từng chuyến khảo sát.
d) Cử khoa học trưởng để theo dõi công tác chuẩn bị máy, thiết bị, lập đề cương khảo sát và điều hành trực tiếp chuyến khảo sát.
đ) Chỉ đạo các công việc trên tàu, về bảo hiểm, an ninh, các thủ tục thiết để cho tàu biển hoạt động an toàn trong chuyến khảo sát.....
e) Lập báo cáo tổng hợp chuyến khảo sát.
g) Tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát.
h) Giao nộp các sản phẩm khảo sát theo quy đinh hiện hành.
7.2.2. Cơ cấu tổ chức tại hiện trường được chia thành 6 tổ: khí tượng biển, hải văn, môi trường biển, địa chất biển, địa hình đáy biển, sinh thái biển.
7.2.2.1. Khoa học trưởng điều hành chung về chuyên môn, phối hợp cùng các tổ trưởng chỉ đạo công tác chuẩn bị máy, thiết bị, vật tư, nội dung đo đạc.
7.2.2.2. Chức danh, ngạch bậc của các điều tra viên khi thực hiện công tác khảo sát điều tra tài nguyên và môi trường biển bằng tàu biển:
a) Khoa học trưởng: trình độ phải là Tiến sĩ, chuyên ngành thuộc lĩnh vực biển và đải đảo hoặc tương đương.
b) Đối với dạng công việc đo khí tượng, hải văn và môi trường: điều tra viên phải có trình độ là quan trắc viên chính bậc 4 trở lên hoặc tương đương.
c) Đối với dạng công việc đo địa hình đáy biển, địa chất: điều tra viên phải có trình độ là kỹ sư bậc 3 trở lên, kỹ thuật viên bậc 6 trở lên hoặc tương đương.
d) Đối với dạng công việc lấy mẫu, phân tích các yếu tố sinh thái biển: điều tra viên phải có trình độ là kỹ sư, nghiên cứu viên bậc 3 trở lên hoặc tương đương.
7.2.3. Các công việc chung khi tiến hành khảo sát điều tra
7.2.3.1. Tại văn phòng áp dụng cho các dạng công việc:
a) Lập đề cương nhiệm vụ, xác định khu vực khảo sát.
b) Kiểm định, kiểm tra các máy, bảo dưỡng thiết bị khảo sát.
c) Vật tư, thiết bị phục vụ các chuyên ngành.
d) Hoá chất, dụng cụ, bảo hộ lao động, văn phòng phẩm, dụng cụ,….
đ) Xử lý số liệu, phân tích, tính toán, tổng kết, nghiệm thu, báo cáo kết quả và giao nộp sản phẩm sau chuyến khảo sát.
7.2.3.2. Tại hiện trường áp dụng cho các dạng công việc:
a) Xác định độ sâu, tọa độ các trạm khảo sát.
b) Lắp và cài đặt máy tính, máy và thiết bị khảo sát, đo đạc và lấy mẫu.
c) Chuẩn bị tời cáp thả máy, dây buộc, dụng cụ, chất bảo quản.
d) Thu dọn máy, thiết bị, dụng cụ, vật tư và bảo dưỡng.
7.2.3.3. Nghiệm thu và giao nộp sản phẩm của chuyến khảo sát.
a) Tổ chức hội đồng nghiệm thu các cấp, đánh giá chất lượng và khối lượng sản phẩm của chuyến điều tra theo quy định của pháp luật có liên quan.
b) Tập hợp số liệu điều tra cơ bản tổng hợp về tài nguyên và môi trường biển tại vùng khảo sát của từng dạng công việc trên bảng biểu và đĩa CD.
c) Kết quả tính toán, đặc trưng, báo cáo sơ bộ, đánh giá và nhận xét kết quả thu được của từng dạng công việc.
d) Báo cáo tổng hợp, đánh giá và nhận xét tổng quan chuyến khảo sát, kết luận và kiến nghị thực hiện các công việc tiếp theo.
đ) Lưu trữ số liệu, sản phẩm và các báo cáo chuyên đề về các dạng công việc.
7.2.4. Vị trí và thời gian thực hiện quan trắc của các dạng công việc khi tiến hành khảo sát trên tàu biển được xác định tại bảng 2
TT |
Dạng công việc |
Vị trí |
Thời gian thực hiện (phút) |
||
Độ sâu 20 - ≤100 m |
Độ sâu >100 - ≤500 m |
Độ sâu > 500 m |
|||
I. Trạm mặt rộng (tàu dừng và thả trôi) |
|
|
|
|
|
1 |
Khí tượng |
Nơi cao nhất của tàu |
15 - 30 |
15 - 30 |
15 - 30 |
2 |
Môi trường không khí |
Nơi cao nhất của tàu |
30 - 120 |
30 - 120 |
30 - 120 |
3 |
Hải văn (đo CTD) |
Mạn trái đuôi tàu |
40 - 80 |
60 - 120 |
80 -150 |
4 |
Môi trường nước |
Mạn trái đuôi tàu |
40 - 60 |
60 - 90 |
90 - 120 |
5 |
Địa chất biển |
Đuôi lái tàu |
30 - 60 |
|
|
6 |
Địa hình đáy biển |
Mạn phải đuôi tàu |
Đo độ sâu và tọa độ tại trạm |
||
7 |
Sinh thái biển |
Mạn phải mũi tàu |
60 - 120 |
90 - 150 |
90 - 150 |
Thời gian tàu dừng để thực hiện khảo sát tại 1 trạm |
90 - 180 |
120 - 210 |
150 - 140 |
||
II. Trạm liên tục (tàu neo tại chỗ) |
|
|
|
||
1 |
Khí tượng |
Nơi cao nhất của tàu |
20 - 30 |
|
|
2 |
Môi trường không khí |
Nơi cao nhất của tàu |
20 - 120 |
|
|
3 |
Hải văn (đo CTD) |
Mạn trái đuôi tàu |
40 - 60 |
|
|
4 |
Môi trường nước |
Mạn trái đuôi tàu |
40 - 60 |
|
|
5 |
Sinh thái biển |
Mạn phải mũi tàu |
60 - 120 |
|
|
III. Tàu di chuyển theo hành trình từ trạm này sang trạm khác |
|
|
|
||
1 |
Địa hình đáy biển |
Mạn phải đuôi tàu |
Dọc hành trình theo các mặt cắt |
||
2 |
Sinh thái biển |
Mạn phải đuôi tàu |
Khảo sát và lấy mẫu, bẫy cá biển |
||
3 |
Môi trường không khí |
Nơi cao nhất của tàu |
Lấy mẫu bụi dọc hành trình |
||
IV. Trạm phao độc lập |
|
||||
1 |
Đo dòng chảy và mực nước |
Các trạm phao cách nhau và cách tàu từ 200 - 500 mét chưa kể độ dài dây neo tàu |
Đo liên tục 7 ngày đêm hoặc theo yêu cầu |
||
2 |
Đo sóng |
7.2.5. Trình tự thực hiện đo đạc các dạng công việc
a) Xác định thời điểm tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu giữa các dạng công việc.
b) Tại các trạm mặt rộng:
Bước 1: Hải văn tiến hành thả máy CTD-ROSSETTE SEABIRD - kéo lên xong.
Bước 2: Địa chất biển tiến hành lấy mẫu - kéo lên xong.
Bước 3: Sinh thái biển tiến hành lấy mẫu - kéo lên xong.
Bước 4: Tàu di chuyển đến các trạm tiếp theo.
c) Tại các trạm liên tục: Tiến hành các bước như quy định với trạm mặt rộng, các trạm phao đo độc lập thả trước khi tàu neo ổn định. Các trạm phao thả cách nhau và cách tàu từ 200 đến 500 mét không bao gồm độ dài dây neo tàu và tiến hành khảo sát các nội dung theo Bảng 1.
d) Khi thực hiện khảo sát điều tra cho 3 chuyên ngành hải văn, địa chất biển và sinh thái biển, chuyên ngành khí tượng, môi trường không khí và địa hình đáy biển vẫn thực hiện theo các quy trình độc lập.
đ) Chuyên ngành môi trường nước lấy mẫu nước biển do chuyên ngành hải văn thực hiện và đo đạc, phân tích theo quy trình độc lập.
e) Trong quá trình tàu biển đang hành trình đo các trạm mặt rộng phải thực hiện công tác đo nghiệm triều ở trên bờ thuộc khu vực và vùng biển khảo sát hoặc hoặc thu thập số liệu mực nước của các trạm hải văn ven bờ trong vùng khảo sát để hiệu chỉnh số liệu đo địa hình.
7.2.6. Phối hợp thực hiện giữa các dạng công việc
a) Số liệu khí tượng biển được cập nhật và thông báo cho các dạng công việc khác khi thực hiện quan trắc hoặc theo yêu cầu.
b) Số liệu đo địa hình đáy biển (độ sâu và tọa độ) được cập nhật và thông báo cho tất cả các dạng công việc khác khi thực hiện công việc khảo sát và khi có yêu cầu.
c) Số liệu đo hải văn (hệ thống lấy mẫu nước tự động, dòng chảy trực tiếp và tự ghi, sóng và mực nước) được cập nhật và thông báo cho các dạng công việc: địa chất biển, địa hình đáy biển, môi trường biển khi có yêu cầu.
d) Các khả năng bất thường xảy ra trong quá trình khảo sát của các dạng công việc phải thông báo cho Thuyền trưởng, Khoa học trưởng để thống nhất xử lý.
đ) Trong quá trình khảo sát điều tra, Thuyền trưởng và Khoa học trưởng phải liên lạc thường xuyên và báo cáo với Cơ quan chủ quản các kết quả đã thực hiện và triển khai các công việc tiếp theo; xin ý kiến chỉ đạo và giải quyết khi có các tình huống bất thường xảy ra.
Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ của các đơn vị khi thực hiện khảo sát điều tra tổng hợp tài nguyên và môi trường biển bằng tàu biển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 22/2010/TT-BTNMT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật