Tổ chức cưỡng chế thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự

Tổ chức cưỡng chế thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự được quy định hnư thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên Hoàng My, tôi hiện là sinh viên trường Đại học Luật TPHCM, trong quá trình tìm hiểu về Tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự tôi có vấn đề thắc mắc, cần Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là tổ chức cưỡng chế thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự được quy định hnư thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn! 0121****

Tổ chức cưỡng chế thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Tiểu mục 20 Mục 2 Phần 3 Quyết định 273/QĐ-TCTHADS năm 2017 về việc ban hành quy trình tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự, nội dung này được quy định cụ thể như sau:

- Chấp hành viên chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức cưỡng chế thi hành án. Thư ký, Chuyên viên, các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện.

- Nội dung công việc bao gồm:

+ Lập kế hoạch cưỡng chế trình Thủ trưởng phê duyệt (trong trường hợp cần huy động lực lượng) và gửi kế hoạch cưỡng chế cho các đơn vị có liên quan.

Thời hạn thực hiện: Theo quy định của pháp luật.

+ Rà soát căn cứ, dự thảo và báo cáo Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án trình Thủ trưởng cơ quan phê duyệt: Việc xin ý kiến Ban chỉ đạo thi hành án cùng cấp đối với vụ việc phức tạp; việc xử lý vi phạm trong thi hành án; những khó khăn vướng mắc phát sinh; đề xuất tổ chức họp Hội đồng Chấp hành viên, phối hợp với các cơ quan hữu quan họp liên ngành, xin ý kiến chỉ đạo nghiệp vụ.

Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ.

+ Tổ chức thực hiện các công tác chuẩn bị khác như: Họp bàn cưỡng chế; họp thông qua phương án bảo vệ cưỡng chế; họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đơn vị tham gia cưỡng chế; chuẩn bị các phương tiện, thiết bị, văn bản, biên bản sử dụng trong buổi cưỡng chế; thuê nhà, ký hợp đồng trông coi, bảo quản tài sản, ký hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển tài sản, ký hợp đồng thuê đo đạc; xác minh trước khi cưỡng chế (tại địa phương nơi có tài sản cưỡng chế hoặc nơi diễn ra việc cưỡng chế).

+ Tổ chức cưỡng chế: Công bố quyết định cưỡng chế, thực hiện nội dung cưỡng chế theo kế hoạch cưỡng chế, lập biên bản cưỡng chế thi hành án và các loại biên bản cần thiết khác tùy theo mỗi biện pháp cưỡng chế.

Thời hạn thực hiện: Ngay trong ngày cưỡng chế.

+ Đề xuất họp rút kinh nghiệm sau khi kết thúc cưỡng chế.

Thời hạn thực hiện: 01 ngày làm việc kể từ khi kết thúc cưỡng chế.

+ Thực hiện các công việc cần thiết khác theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn về Tổ chức cưỡng chế thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự. Để hiểu rõ hơn vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 273/QĐ-TCTHADS năm 2017.
Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cưỡng chế thi hành án

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào