Sơn tín hiệu đường công vụ cho các phương tiện mặt đất và sơn tín hiệu dừng chờ tàu bay

Sơn tín hiệu đường công vụ cho các phương tiện mặt đất và sơn tín hiệu dừng chờ tàu bay được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Thái Thịnh, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Sơn tín hiệu đường công vụ cho các phương tiện mặt đất và sơn tín hiệu dừng chờ tàu bay được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (thinh***@gmail.com)

Sơn tín hiệu đường công vụ cho các phương tiện mặt đất và sơn tín hiệu dừng chờ tàu bay được quy định tại Tiểu mục 3.11 Mục 3 Chương II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 79:2014/BGTVT về Sơn tín hiệu trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay như sau:

a. Mục đích: Sơn tín hiệu đường công vụ để xác định khu vực mặt sân, đường được dùng làm đường cho các phương tiện, trang thiết bị mặt đất di chuyển nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động khai thác tàu bay trên sân đỗ.

b. Vị trí: Sơn tín hiệu đường công vụ được sơn trên mặt sân, đường.

c. Màu sắc: Sơn tín hiệu đường công vụ cho các phương tiện mặt đất có màu trắng. Chỉ số về màu sắc được quy định cụ thể tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.

d. Đặc tính:

- Sơn tín hiệu đường công vụ cho các phương tiện mặt đất bao gồm đường biên để phân định mỗi cạnh của tuyến đường công vụ và một đường để tách làn đường công vụ. Đường cạnh biên và đường tách làn của đường công vụ có chiều rộng tối thiểu là 0,10 m. Đường cạnh biên của đường công vụ có thể là đường nét liền hoặc đường nét đứt (để cho phép phương tiện mặt đất có thể cắt ngang qua đường công vụ nhằm ra, vào khu vực vị trí đỗ tàu bay để phục vụ khai thác tàu bay). Đường tách làn của đường công vụ là đường nét đứt. Kích thước của các đường nét đứt, được thể hiện trên Hình 46. Mỗi một làn đường có chiều rộng tối thiểu phải đáp ứng khai thác được các phương tiện, trang thiết bị có chiều rộng lớn nhất đang khai thác tại sân đỗ tàu bay.

- Trường hợp đường công vụ cắt ngang qua đường lăn, vệt lăn của tàu bay lăn vào vị trí đỗ hoặc những đoạn đường công vụ không đảm bảo khoảng cách an toàn đến tim đường lăn, vệt lăn. Tại khu vực đó đường cạnh biên đường công vụ được thay thế bằng một đường có dạng dây kéo khóa (zipper) để phân định các cạnh của đường công vụ. Sơn tín hiệu dạng dây kéo khóa gồm hai đường nét đứt nối xen kẽ nhau. Mỗi dấu ngạch ngang của đường nét đứt có chiều rộng tối thiểu là 0,10 m và chiều dài là 1 m, được thể hiện trên Hình 47.

- Trường hợp tim đường lăn, vệt lăn giao cắt đường công vụ thì một vạch dừng sẽ được sơn trên làn xe chạy hướng về tim đường lăn, vệt lăn với một khoảng cách không nhỏ hơn giá trị ghi trong Bảng 8. Sơn tín hiệu dừng chờ có chiều rộng tối thiểu 0,4 m, được thể hiện trên Hình 47.

Bảng 8 - Khoảng cách giữa vạch dừng chờ trên đường công vụ và tim đường lăn

Mã chữ

Khoảng cách (m)

A

16,25

B

21,5

C

26

D

40,5

E

47,5

F

57,5

- Ở nơi đường công vụ song song với đường lăn và có cạnh ngoài trùng với cạnh ngoài của đường lăn (vừa đủ khoảng cách an toàn theo quy định đối với việc khai thác tàu bay), thì sơn tín hiệu cạnh ngoài của đường công vụ này là đường kép màu trắng, các phương tiện hoạt động trên đường công vụ không được phép đi lấn sang vạch sơn kép này. Chiều rộng của mỗi vệt sơn tối thiểu là 0,10 m và khoảng cách giữa hai vệt sơn tối thiểu là 0,10 m, như thể hiện trong Hình 47 và Hình 48.

Hình 46 - Sơn tín hiệu đường công vụ cho các phương tiện mặt đất

Hình 47 - Sơn tín hiệu đường công vụ cho các phương tiện mặt đất cắt ngang qua đường lăn hoặc vệt lăn của tàu bay

Hình 48 - Sơn tín hiệu giới hạn phương tiện

Trên đây là nội dung quy định về sơn tín hiệu đường công vụ cho các phương tiện mặt đất và sơn tín hiệu dừng chờ tàu bay. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại QCVN 79:2014/BGTVT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào