Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học

Tôi là cô giáo tiểu học. Trong thời gian qua tôi có sáng tác một số truyện ngắn để phục vụ công tác giảng dạy. Tôi muốn biết các tác giả có tác phẩm do mình sáng tác ngoài việc có thể đăng báo, xuất bản lấy nhuận bút thì còn có những quyền nào nữa?

Khi chị sáng tác ra tác phẩm nói chung và truyện ngắn nói riêng, bên cạnh việc chị có thể đăng bài để hưởng nhuận bút, chị còn có thể có các quyền của tác giả đối với tác phẩm theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Theo Điều 18, Luật sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Hai loại quyền này được quy định cụ thể tại điều 19 và 20, theo đó:

- Quyền nhân thân bao gồm: 

+ quyền đặt tên cho tác phẩm;

+ quyền đứng tên thật hay bút danh trên tác phẩm;

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sao chép, cắt xén, quyên tạc dưới bất kì hình thức nào.

- Quyền tài sản bao gồm:

+ quyền làm tác phẩm phái sinh;

+ biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

+ sao chép tác phẩm;

+ phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng;

+ cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh hoặc chương trình máy tính.

Như vậy qua các thông tin trên chị có thể thấy, ngoài việc hưởng nhuận bút chị còn có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với tác phẩm mà chị sáng tạo nên.

 

 
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tác phẩm văn học

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào