Trách nhiệm của người sử dụng lao động kế tiếp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động kế tiếp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Quyên, hiện tôi đang làm việc tại  Bình Phước, có thắc mắc về lĩnh vực lao động muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là trách nhiệm của người sử dụng lao động kế tiếp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

Trách nhiệm của người sử dụng lao động kế tiếp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp được quy định tại Điều 9 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:

- Thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian tại doanh nghiệp.

- Chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật lao động đối với thời gian người lao động làm việc thực tế cho mình và trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp trước khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản (kể cả thời gian làm việc tại khu vực nhà nước được tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản trước ngày 01 tháng 01 năm 1995) khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.

Ví dụ 4: Ông Đào Xuân K, làm việc theo tại Ủy ban nhân dân huyện T (cơ quan hành chính nhà nước) từ ngày 01 tháng 9 năm 1990 đến ngày 01 tháng 11 năm 1993 ông K chuyển công tác và làm việc tại công ty S (doanh nghiệp nhà nước). Ngày 01 tháng 9 năm 2007, công ty S thực hiện cổ phần hóa thành công ty cổ phần S’, ông K tiếp tục làm việc tại công ty cổ phần S’ đến ngày 01 tháng 12 năm 2015 thì chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. Ông K được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến ngày 01 tháng 12 năm 2015. Tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước khi ông K thôi việc ở công ty cổ phần S’ là 5.500.000 đồng/tháng. Trợ cấp thôi việc của ông K được tính như sau:

+ Thời gian làm việc thực tế tại khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 là 03 năm 02 tháng;

+ Thời gian làm việc thực tế tại công ty S (trước khi cổ phần hóa) là 13 năm 10 tháng;

+ Thời gian làm việc thực tế tại công ty cổ phần S’ là 08 năm 03 tháng;

+ Thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 06 năm 11 tháng;

+ Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là: 03 năm 02 tháng + 13 năm 10 tháng + 08 năm 03 tháng - 06 năm 11 tháng = 18 năm 04 tháng, được làm tròn thành 18,5 năm;

Số tiền trợ cấp thôi việc công ty cổ phần S’ phải trả cho ông K là: 18,5 năm x 5.500.000 đồng/tháng x 1/2 = 50.875.000 đồng.

Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của người sử dụng lao động kế tiếp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH và một số văn bản pháp lý liên quan khác.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào