Việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ được thực hiện theo hình thức nào?

Việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ được thực hiện theo hình thức nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Phạm Hương, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, khái niệm đấu thầu hàng hoá, dịch vụ được quy định cụ thể ra sao? Việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ được thực hiện theo hình thức nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Phạm Hương (phamhuong*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 214 Luật Thương mại 2005 thì khái niệm đấu thầu hàng hoá, dịch vụ được quy định cụ thể như sau:

Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).

Theo quy định tại Điều 215 Luật Thương mại 2005 thì việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:

- Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu;

- Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu.

Việc chọn hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế do bên mời thầu quyết định.

Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm đấu thầu hàng hoá, dịch vụ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Thương mại 2005.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào