Kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nước trên lưu vực sông
Kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nước trên lưu vực sông được quy định tại Điều 22 Nghị định 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông, cụ thể như sau:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước và các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm:
+ Tổ chức quan trắc, đo đạc thường xuyên nguồn thải;
+ Kiểm tra, giám sát các điểm xả nước thải vào nguồn nước bảo đảm lượng thải và chất lượng nước thải đáp ứng khả năng tiếp nhận nước thải và mục tiêu chất lượng nước của từng sông, đoạn sông, hồ, đầm phá và vùng đất ngập nước trong lưu vực sông;
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước do mình quản lý hoặc trực tiếp khai thác, sử dụng;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu nước thải xả vào nguồn nước và đăng ký vào Danh bạ dữ liệu môi trường – tài nguyên nước lưu vực sông.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước, xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước và thông tin về chất lượng các nguồn nước, các nguồn xả thải trên lưu vực sông;
+ Quy định về bảo vệ hành lang sông đối với các nguồn nước nhạy cảm, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa; về bảo vệ, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực hành lang sông và vùng cửa sông, ven biển;
+ Hướng dẫn các giải pháp phục hồi chất lượng nước trong trường hợp môi trường nước bị ô nhiễm, suy thoái.
Trên đây là nội dung câu trả lời về kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nước trên lưu vực sông. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Nghị định 120/2008/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật