Các trường hợp thanh lý, giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Các trường hợp thanh lý, giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Gần đây, qua báo chí và theo dõi tin tức, tôi được biết Nhà nước vừa ban hành một số quy định mới trong việc hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cho tôi hỏi, theo quy định này, những trường hợp nào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo bị thanh lý, giải thể? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!  Thanh Phương (0901****)

Ngày 11/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Theo đó, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là quỹ được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân để thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Các trường hợp thanh lý, giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2018/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ;

b) Đại hội nhà đầu tư quyết định giải thể quỹ trước khi kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ;

c) Công ty thực hiện quản lý quỹ bị giải thể, phá sản, hoặc bị thu hồi Giấy đăng ký doanh nghiệp mà ban đại diện quỹ không xác lập được công ty thực hiện quản lý quỹ thay thế trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện;

d) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ quỹ.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về các trường hợp thanh lý, giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm các quy định cụ thể tại Nghị định 38/2018/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đầu tư

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào