Ngôn ngữ giao tiếp khi thăm gặp phạm nhân tại cơ sở giam giữ

Ngôn ngữ giao tiếp khi thăm gặp phạm nhân tại cơ sở giam giữ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Thanh hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi có nghe nói sắp tới sẽ có quy định mới đối với thăm gặp thân nhân tại cơ sở giam giữ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi theo quy định mới thì ngôn ngữ giao tiếp khi thăm gặp phạm nhân được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Ngôn ngữ giao tiếp khi thăm gặp phạm nhân được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 07/2018/TT-BCA về quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành (có hiệu lực 29/03/2018), theo đó: 

Khi giao tiếp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác. Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.

Trên đây là tư vấn về ngôn ngữ giao tiếp khi thăm gặp phạm nhân tại cơ sở giam giữ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 07/2018/TT-BCA. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phạm nhân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào