Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực

Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hữu Thắng. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Hữu Thắng (huuthang*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật lao động 2012 thì các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực được quy định cụ thể như sau:

- Giấy phép lao động hết thời hạn.

- Chấm dứt hợp đồng lao động.

- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

- Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt.

- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Giấy phép lao động bị thu hồi.

- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.

- Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất tích.

Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật lao động 2012.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào