Những trường hợp nào thuốc được thanh toán hao hụt?

Những trường hợp nào thuốc được thanh toán hao hụt? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Quyên. Đang tìm hiểu quy định về tỷ lệ và thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là những trường hợp nào thuốc được thanh toán hao hụt? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

Hao hụt thuốc là sự thiếu hụt thuốc về số lượng thuốc trong các công đoạn dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, pha chế, phân chia liều và sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, những trường hợp thuốc được thanh toán hao hụt được quy định tại Điều 4 Thông tư 55/2017/TT-BYT quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định về hao hụt thuốc như sau:

- Thuốc cấp cứu, chống độc, thuốc hiếm bắt buộc phải dự trữ để phục vụ công tác điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị quá hạn sử dụng: Được thanh toán chi phí hao hụt đối với số lượng thuốc bị quá hạn trong công đoạn dự trữ, bảo quản tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thuốc bị hỏng, vỡ trong công đoạn dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, phân chia liều, sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do nguyên nhân khách quan, không liên quan trực tiếp đến tinh thần trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

- Thuốc bị hao hụt trong quá trình pha chế, phân chia liều trước khi cấp phát cho người bệnh.

Trên đây là nội dung câu trả lời về những trường hợp thuốc được thanh toán hao hụt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm hiểu vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 55/2017/TT-BYT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào